Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã có báo cáo về hiện trạng các tuyến tại bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát đối với các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa sau khi điều chuyển luồng tuyến.
Ông Nguyễn Hồng Trưởng, Thứ trưởng Bộ GTVT đối thoại với doanh nghiệp vận tải hồi đầu tháng 3. Tuy nhiên, ngành Giao thông và doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vấn đề điều chuyển luồng tuyến. |
Báo cáo cho thấy, tại bến xe Giáp Bát có tổng số 833 chuyến/ngày; trong đó: Nam Định có 281 chuyến/ngày, Thái Bình có 137 chuyến/ngày, Ninh Bình có 181 chuyến/ngày và Thanh Hóa có 234 chuyến/ngày.
Bến xe Nước Ngầm có tổng số 444 chuyến/ngày; trong đó: Nam Định có 170 chuyến/ngày, Thái Bình có 167 chuyến/ngày, Ninh Bình có 51 chuyến/ngày và Thanh Hóa có 66 chuyến/ngày.
Doanh nghiệp thuộc diện điều chuyển về bến Nước Ngầm gặp tình trạng ế khách (Ảnh : internet) |
Như vậy, tổng cộng các tuyến đi Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa là 1287 chuyến/ngày, trong đó Nam Định 451 chuyến/ngày, Thái Bình 304 chuyến/ngày, Ninh Bình 232 chuyến/ngày, Thanh Hóa 300 chuyến /ngày.
Theo dự kiến cơ cấu lại các tuyến tại bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm của Sở GTVT Hà Nội thì sẽ chuyển toàn bộ các tuyến đi Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình từ bến xe Nước Ngầm về bến xe Giáp Bát với tổng số chuyến phải chuyển là 388 chuyến/ngày của 67 DN vận tải.
Chuyển toàn bộ các tuyến đi Thanh Hóa từ bến xe Giáp Bát ra bến xe Nước Ngầm với tổng số 234 chuyến/ngày của 40 DN vận tải.
Như vậy, bến xe Giáp Bát sẽ tiếp nhận tăng so với trước khi sắp xếp lại 154 chuyến/ngày. Việc luân chuyển này sẽ gây ùn tắc giao thông khu vực đường Giải Phóng, nút giao Kim Đồng. Ngoài ra, một số tuyến sẽ rất khó khăn cho công tác bố trí biểu đồ, nhất là các tuyến đi Trung tâm các tỉnh (Thành phố) nh TP Thái Bình (163 chuyến/ngày), Ninh Bình, TP Thanh Hóa (106 chuyến/ngày). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các đơn vị vận tải đang hoạt động trên tuyến.
Theo ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, việc dự kiến tái cấu trúc điều chuyển luồng tuyến như trên (xe mỗi tỉnh đi một bến) nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng đối với các tuyến từ các địa phương như Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Thanh Hóa.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần thực hiện 4 nhóm giải pháp để hài hòa lợi ích các doanh nghiệp sau điều chuyển luồng tuyến.
Cụ thể, 4 nhóm giải pháp gồm: Dẹp xe dù; thiết kế tuyến buýt đặc thù từ Mỹ Đình về Nước Ngầm; xắp xếp luồng tuyến của hai bến Giáp Bát và Nước Ngầm, mỗi tỉnh chỉ xuất phát từ một bến; tổ chức giao thông nút giao Pháp Vân.
Từ khi thực hiện việc điều chuyển luồng tuyền (2/1) đến nay, một số nhà xe thuộc diện rời bến Mỹ Đình đã nhiều lần "đình công" phản đối.
Đầu tháng 3, sau cuộc đối thoại với doanh nghiệp, ngành Giao thông đã có văn bản gửi Thủ tướng về điều chuyển luồng tuyến. Tuy nhiên, hiện Thủ tướng chưa có ý kiến chỉ đạo.