Hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ phóng viên trẻ Báo Pháp luật Việt Nam

(PLO) - Chiều nay, 30/8, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn diễn ra lễ bế giảng và trao chứng chỉ lớp “Nghiệp vụ báo chí cơ bản” cho cán bộ, phóng viên trẻ của Báo Pháp luật Việt Nam.

Đây là lớp học được báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Trường Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức.

Đến tham dự buổi l về phía Nhà trường có PGS.TS Bùi Thành Nam - Trưởng phòng Đào tạo - Trường Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cùng các giảng viên của Nhà trường

TS. Đào Văn Hội - Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam
TS. Đào Văn Hội - Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam

Về phía Báo Pháp luật Việt Nam có: TS. Đào Văn Hội – Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam; ông Trần Đức Vinh – Phó Tổng biên tập cùng các cán bộ và phóng viên của báo.

Báo cáo về kết quả học tập của lớp, ông Trần Ngọc Hà – Trưởng ban Văn Hóa – Xã hội cho biết: “Lớp học có 41 học viên thuộc các phòng, ban chuyên môn khác nhau của báo, với 19 buổi học và một chuyến đi thực tế tại Thái Nguyên. Các học viên đã miệt mài học tập, ý thức tổ chức kỷ luật của lớp khá tốt. Kết thức lớp học cả 41 học viên đều đủ điều kiện để nhà trường cùng báo cấp chứng chỉ đào tạo”.

Ông Trần Ngọc Hà - Trường ban Văn hóa - Xã hội báo Pháp luật Việt Nam
Ông Trần Ngọc Hà - Trường ban Văn hóa - Xã hội báo Pháp luật Việt Nam

Cũng theo ông Hà, các học viên đã học được các nội dung chuyên môn như thể loại báo chí và thực hành thể loại báo chí, kỹ năng chụp ảnh báo chí, kỹ năng viết cho báo điện tử, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm báo chí….để xác định và vận dụng vào việc làm báo của các cán bộ, phóng viên trẻ báo Pháp luật Việt Nam.

Tại chuyến đi thực tế tại Thái Nguyên, các phóng viên trẻ của báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi giao lưu văn hóa với tỉnh đoàn Thái Nguyên và tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động sản xuất chè sạch tại Tân Cương – Thái Nguyên. Qua buổi học, các học viên đã có một số tác phẩm báo chí thiết thực.

"Thành công của khóa học nhờ sự đóng góp, chỉ đạo và tạo điều kiện tối đa từ Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã phối hợp và giúp đỡ Báo từ những việc nhỏ nhất”, ông Hà khẳng định.

Đại diện cho các học viên, chị Phạm Thị Tuyết Lan gửi lời cảm ơn tới nhà trường và Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam, các thầy cô, giảng viên đã dày công soạn những giáo án đặc biệt cho lớp học đặc biệt này.

"Thông qua lớp học, các học viên đã nhận thức được một cách bài bản về báo chí cũng như có được cái nhìn mới về xu hướng báo chí hiện đại trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay", chị Lan nói. “Trong thời gian tới, tôi hy vọng Ban Biên tập báo Pháp luật Việt Nam sẽ tổ chức nhiều lớp học đào tạo về nghiệp vụ báo chí hơn nữa”.

Nhà báo Phạm Thị Tuyết Lan - đại diện cho các học viên phát biểu tại buổi lễ.
Nhà báo Phạm Thị Tuyết Lan - đại diện cho các học viên phát biểu tại buổi lễ.

Xúc động khi tham dự buổi lễ bế giảng, TS.Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết, đây là quả ngọt của sự phối kết hợp giữa Báo Pháp luật Việt Nam với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Theo TS. Đào Văn Hội, làm báo là phải luôn đổi mới và học tập là quá trình học tập suốt đời. Thông qua những bài giảng thiết thực từ các giảng viên nhà trường và các nhà báo đã có kinh nghiệm dày dặn trong thực tế, học viên khóa học đã có những bài học, hành trang  quý giá để tác nghiệp sau này.

TS. Đào Văn Hội cũng hoan nghênh Ban lãnh đạo của Lớp đã tổ chức được lớp học thành công cho các cán bộ, phóng viên để làm mới kiến thức, bổ túc, soi xét câu chuyện làm báo của mình tốt hơn.

“Thông điệp “Vì nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Báo Pháp luật Việt Nam, thể hiện chúng ta đang ở đâu, đang làm gì?. Báo Pháp luật Việt Nam khác với các báo khác như thế nào?. Bản chất của báo chí là cung cấp thông tin làm sao cho tốt cho hay, chính vì vậy chúng ta cần phải có các kỹ năng và làm tốt nhiệm vụ truyền thông. Hy vọng các cán bộ, phóng viên trẻ có nhiều kinh nghiệm để làm báo tốt hơn và có nhiều chương trình đào tạo nghiệp vụ báo chí tốt hơn”, TS. Đào Văn Hội nói.

TS. Đào Văn Hội,Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam, tặng hoa và nói lời cảm ơn PGS. TS Bùi Thành Nam – Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (bên phải)
TS. Đào Văn Hội,Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam, tặng hoa và nói lời cảm ơn PGS. TS Bùi Thành Nam – Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội (bên phải)

PGS. TS Bùi Thành Nam – Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Là một người hay đọc báo để phục vụ chuyên môn giảng dạy của mình, tôi sẽ chọn nguồn tin, trang tin nào, để cạnh tranh, các tờ báo phải đổi mới không ngừng, làm sao cho đẹp và thu hút độc giả hơn, điều này một phần do sự đóng góp của các phóng viên, nhà báo.

Với vai trò là độc giả, tôi rất vui mừng vì nhà trường đã phối hợp với Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức lớp dạy này nhằm truyền tải một phần những kinh nghiệm và kiến thức trong nghiệp vụ báo chí”.

PGS. TS Nam cũng gửi lời cảm ơn tới báo đã lựa chọn nhà trường là nơi cung cấp dịch vụ giảng dạy cho cán bộ, phóng viên. Với những bài học cụ thể, từ kỹ năng chụp ảnh cho tới kỹ năng viết, phỏng vấn… để từ đó các giảng viên phát huy được những thế mạnh của mình.

Kết thúc buổi lễ, TS.Đào Văn Hội, Tổng biên tập và ông Trần Đức Vinh - Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã trao chứng chỉ cho các học viên của lớp học:


Phóng viên Trịnh Thị Ninh vui vẻ nhận chứng chỉ
Phóng viên Trịnh Thị Ninh vui vẻ nhận chứng chỉ
Các cán bộ, phóng viên báo PLVN nhận chứng chỉ tại buổi lễ.
Các cán bộ, phóng viên báo PLVN nhận chứng chỉ tại buổi lễ.

Đọc thêm