Cụ thể như sau:
1. Chương trình đào tạo
- Văn bằng tốt nghiệp: Học viên tham gia toàn bộ chương trình đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghề luật sư. Học viên tham gia một hoặc một số môn học được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành môn học đã tham gia. Nội dung chi tiết Chương trình đào tạo xem tại Cổng thông tin Học viện Tư pháp: (http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/chuong-trinh-dao-tao.aspx?ItemID=18)
- Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp: Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong ngành Toà án, Kiểm sát hoặc văn phòng Luật sư, công ty Luật…
- Thời gian đào tạo: 18 tháng
- Địa điểm đào tạo:
+ Tại Hà Nội: Phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Đối tượng tuyển sinh: Người có trình độ Cử nhân luật trở lên (bao gồm cả những người đang làm việc tại các cơ quan Toà án, Viện kiểm sát có nhu cầu tham gia khoá đào tạo).
3. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
4. Thời gian đào tạo: Lớp học cả ngày Thứ 7, Chủ nhật (trừ nghỉ hè, Lễ, Tết).
5. Mức thu dịch vụ xét tuyển hồ sơ và học phí
5.1. Mức thu dịch vụ xét tuyển hồ sơ: 150.000 đồng/hồ sơ/người.
5.2. Học phí
Mức học phí tại Hà Nội: 34.140.000 đồng/học viên/khóa học (tương ứng với 52 tín chỉ).
Mức học phí tại TP. Hồ Chí Minh: 37.790.000 đồng/học viên/khóa học (tương ứng với 52 tín chỉ).
Hàng năm mức học phí trên có thể tăng thêm, mức tăng có thể thay đổi theo quy định của pháp luật và Quyết định của Giám đốc Học viện Tư pháp.
- Học viện Tư pháp có chính sách ưu đãi miễn giảm học phí cho những học viên thuộc đối tượng chính sách, đã từng theo học tại Học viện Tư pháp và những học viên nộp hồ sơ sớm. Chi tiết xem tại http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/quy-dinh-ve-dao-tao.aspx?ItemID=28
6. Nhận hồ sơ tuyển sinh
6.1. Hồ sơ tuyển sinh
Mỗi thí sinh nộp 02 hồ sơ theo mẫu của Học viện Tư pháp (tải hồ sơ tại trang cổng thông tin Học viện Tư pháp: http://hocvientuphap.edu.vn/daotao/Pages/cac-mau-don.aspx?ItemID=9) gồm:
- 02 Sơ yếu lý lịch (theo mẫu của Học viện Tư pháp). Sơ yếu lý lịch phải được cơ quan, đơn vị đủ tư cách pháp lý xác nhận gồm: Chủ tịch UBND Phường/Xã hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý ký và đóng dấu;
- 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh có dán ảnh;
- 02 Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương;
- 04 ảnh 4x6 ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh;
- 02 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
6.2. Thời gian, phương thức nộp hồ sơ tuyển sinh
- Hạn nhận hồ sơ: Hết ngày 15/11/2021.
- Phương thức nhận hồ sơ tuyển sinh: Việc nộp hồ sơ thực hiện theo Thông báo số 1512/TB-HVTP ngày 13/9/2021 của Học viện Tư pháp (được đính kèm theo thông báo này).
Người đăng ký dự tuyển chủ động liên hệ với Học viện Tư pháp để được hướng dẫn chi tiết.
Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ:
- Tại Hà Nội: Phòng Đào tạo và Công tác học viên, Học viện Tư pháp, Phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội - Điện thoại: 024.62739780 (Số máy lẻ:115, 236); Di động 0988.208.189 (gặp đồng chí Nguyễn Thế Anh).
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ Đào tạo, 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh – Điện thoại: 02822539101; Di động 0974.607.452 (gặp đồng chí Lê Thị Tuyết).
Website: http://hocvientuphap.edu.vn