Cháu làm việc tại một doanh nghiệp dầy da, khi đi làm chủ doanh nghiệp và cháu không ký bất cứ một giấy tờ nào mà chỉ có thỏa thuận bằng miệng rằng lương tháng của cháu là 3 triệu.
Trong một lần làm việc không may cháu bị tai nạn khi đi đưa giấy tờ, người dân đã đưa cháu đến bệnh viện. Trong thời gian cháu điều trị thì chủ doanh nghiệp không đến thăm hỏi hay bồi thường bất kì một khoản chi phí nào. Trong trường hợp này tôi có thể yêu cầu chủ doanh nghiệp bồi thường cho cháu không? (Chị Ngô Vân Anh, Thái Nguyên)
Trả lời:
Theo quy định pháp luật về lao động thì con bạn 16 tuổi thuộc đối tượng lao độngchưa thành niên. Và khi nhận người lao động về làm việc thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động với người lao động, đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
Tại bộ luật Dân sự hiện hành quy định, "Hợp đồng dân sự Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Theo đó hành vi thỏa thuận bằng miệng giữa chủ doanh nghiệp và cháu có thể phù hợp với quy định về hình giao kết hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2012: “Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, khi giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động”
Trong trường hợp này, ngoài việc cháu thỏa thuận với chủ doanh nghiệp như trên thì cháu còn phải có đồng ý bằng văn bản của cha mẹ cháu khi làm công việc này. Khi không có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ (tức là bạn hoặc chồng bạn), thì hợp đồng lao động mà cháu đã thỏa thuận bằng miệng với chủ doanh nghiệp được coi như hợp đồng lao động vô hiệu do ký sai thẩm quyền.
Theo đó sự thỏa thuận giữa cháu gái và chủ doanh nghiệp là hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 50 Bộ luật lao động 2012
Tuy nhiên, khi hợp đồng vô hiệu thì quyền lợi của cháu khi làm tại doanh nghiệp trên vẫn được hưởng bình thường (Khoản 2, Điều 52 BLLĐ). Vậy nên, trong trường hợp này, gia đình vẫn có thể đòi tiền bồi thường từ phía chủ chủ doanh nghiệp về số tiền chữa trị và tiền bồi thường do sức khỏe bị xâm hại do tai nạn trong thời gian làm việc gây nên.