Làm gì khi xử lý vết thương cho người bị bệnh máu khó đông

(PLVN) - Bệnh máu không đông hay còn gọi là bệnh ưa chảy máu (hemophilia) do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Ở người bình thường khi bị thương gây chảy máu, 12 yếu tố đông máu sẽ hoạt động để tạo các cục máu đông ngăn không cho máu chảy ra khỏi mạch máu. Tuy nhiên, do những thiếu hụt một trong 12 yếu tố đông máu ở người bệnh khiến không thể tạo ra các cục máu đông ngăn máu chảy ra ngoài.
Bệnh máu khó đông là một bệnh rất nguy hiểm dù tỉ lệ người mắc bệnh thấp hơn so với những căn bệnh khác
Bệnh máu khó đông là một bệnh rất nguy hiểm dù tỉ lệ người mắc bệnh thấp hơn so với những căn bệnh khác

Ở người bệnh Hemophilia thể nhẹ thì tình trạng chảy máu thường ở mức độ nhẹ và không kéo dài. Khi bị đứt tay chảy máu nhẹ, có thể can thiệp ban đầu bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi, không vận động, chườm đá bên ngoài vết thương, băng ép, nâng cao vị trí vết thương. Sau 5-10 phút, nếu vết thương ngưng chảy máu thì có thể không cần đưa đến bệnh viện.

Tuy nhiên, ở những trường hợp đã tiến hành can thiệp như trên mà vẫn không cầm máu thì cần đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Khi nghi ngờ trẻ bị chảy máu bên trong, nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám.

Lưu ý, cần cho bác sĩ biết tình trạng bệnh trước khi nhổ răng, cắt a-mi-đan, dùng thuốc giảm đau Aspirin và kháng histamine vì có thể ức chế ngưng tụ tiểu cầu. Không nên dùng thuốc kháng sinh steroid vì có nguy cơ chảy máu cao.