Làm thế nào để giảm thiểu tác dụng phụ khi uống viên Sắt ?

(PLO) - Nóng trong người gây cảm giác khó chịu, táo bón, nổi mụn.. là những tác dụng phụ chị em thường gặp phải khi bổ sung sắt trong thai kỳ. Vậy làm thể nào để có thể bổ sung sắt mà hạn chế tác dụng phụ?

Uống nhiều nước

Không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng táo bón, việc uống nhiều nước còn cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, sẽ giúp cho cơ thể mẹ bầu không bị rơi vào tình trạng mất nước, tránh được các hậu quả nghiêm trọng như chóng mặt, ngất,.. 

Mẹ bầu nên uống đủ từ 8 -10 ly nước, tương đương khoảng 2,5 -3 lít nước mỗi ngày.

Đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa)
Đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng (Ảnh minh họa)

Thêm chất xơ, sắt trong thực phẩm tự nhiên vào bữa ăn hằng ngày

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày như rau xanh, các cây họ đậu, khoai lang, bí đỏ, cà rốt. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, việc bổ sung quá nhiều chất xơ trong cùng một lúc có thể sẽ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu. Chính vì vậy, bổ sung chất xơ một cách từ từ để cơ thể có thời gian thích nghi dần là phương pháp hiệu quả nhất.

Tăng cường bổ sung sắt, chất xơ từ thực phẩm tự nhiên (Ảnh minh họa)
Tăng cường bổ sung sắt, chất xơ từ thực phẩm tự nhiên (Ảnh minh họa)

Ăn thịt và cá cũng giúp bạn cải thiện khả năng hấp thu sắt nguồn gốc thực vật, các nguồn cung cấp sắt có nguồn gốc động vật được cơ thể dễ dàng hấp thu hơn, ví dụ, thịt bò trong món thịt bò xào bông cải sẽ giúp bạn hấp thu được lượng sắt trong bông cải tốt hơn.

Tăng cường ăn trái cây, nước ép mát

Các loại trái cây họ cam, chanh, bưởi, dâu tây, chuối, đu đủ chín,.. nếu được bồi bổ thường xuyên hoặc uống nước ép các loại hoa quả trên sẽ là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất giúp bạn giảm thiểu tình trạng táo bón một cách rõ rệt.

Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C (Ảnh minh họa)
Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bổ sung trái cây hằng ngày sẽ giúp các bạn bổ sung được cả vitamin C, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời tăng cường khả năng hấp thu sắt.

Cắt giảm liều lượng chất sắt nếu dư thừa

Mặc dù sắt là dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh nhưng nếu lượng sắt trong cơ thể có dấu hiệu dư thừa sẽ trở thành “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, càng làm tăng nguy cơ táo bón khi mang thai. 

Trong trường hợp này, thay vì uống bổ sung thuốc sắt, các bạn nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua các thực phẩm hằng ngày bởi những thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất.

Tuy nhiên, vì sắt rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến nên để đảm bảo cho nhu cầu mỗi ngày, các bác sĩ thường khuyên chị em nên uống bổ sung sắt để nâng cao enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với những người bình thường, thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển…

Vì vậy, các mẹ chỉ nên bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện bổ sung theo ý mình.  Nếu có uống bổ sung sắt, nên chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

Hạn chế những thực phẩm chiên, xào và các thức uống không có lợi

Các món chiên, xào là một trong những “thủ phạm” làm triệu chứng táo bón của những người đã và đang sử dụng thuốc sắt trở nên trầm trọng hơn. 

Hạn chế các thức uống không có lợi (Ảnh minh họa)
Hạn chế các thức uống không có lợi (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, các đồ uống có chứa caffein trong cà phê hay thức uống giải khát như coca nói riêng và các loại đồ uống có gas có khác nói chung có thể sẽ nhanh chóng làm sắt “bốc hơi, cản trở sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Vì vậy các bạn lưu ý nên hạn chế hoặc kiêng những loại đồ uống này.

Đọc thêm