Điều dưỡng Đặng Hồng Khánh – Khoa khám bệnh chuyên khoa, Viện Nhi TW, hướng dẫn:
Các giấy tờ cần có, gồm Giấy chuyển viện đúng tuyến là giấy chuyển viện được chuyển từ các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản Nhi tỉnh… đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trên giấy chuyển viện ghi rõ "Đủ điều kiện chuyển tuyến" trong Mục lý do chuyển tuyến; có đóng dấu của bệnh viện chuyển đi.
Mỗi giấy chuyển viện được sử dụng 2 lần bao gồm 1 lần khám và 1 lần tái khám. Những lần khám tiếp theo, để được BHYT thanh toán đúng tuyến, trẻ phải có giấy chuyển viện mới. Một số bệnh đặc biệt thì Giấy chuyển viện có giá trị sử dụng nhiều lần cho đến hết ngày 3/12 năm dương lịch đó.
Thẻ BHYT còn hạn sử dụng; hoặc giấy chứng sinh với trẻ dưới 60 ngày tuổi.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, người nhà nên mang theo giấy khai sinh để đề phòng trường hợp thẻ BHYT hết hạn. Nếu trẻ trên 6 tuổi cần mang theo giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ (ví dụ: thẻ học sinh).
Sổ theo dõi sức khỏe trẻ em (Sổ khám bệnh) để Giám định viên đóng dấu giám định BHYT và Bác sĩ khám bệnh viết tình trạng bệnh, chỉ định, những điều dặn dò cần thiết.
"Trang bìa của sổ: bố mẹ cần ghi đầy đủ và đúng các thông tin của trẻ: họ và tên, ngày tháng năm sinh; địa chỉ (xã/phường/ thị trấn, huyện/quận, tỉnh/thành phố) theo thẻ BHYT hoặc giấy khai sinh", ĐD. Đặng Hồng Khánh lưu ý.
Giấy hẹn khám lại BHYT: Áp dụng cho bệnh nhi khám lại BHYT, do bác sĩ khám bệnh lần trước viết và đóng dấu. Người nhà nên đưa trẻ đi khám lại đúng ngày bác sĩ hẹn, trừ trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường.
Trẻ Khám lại BHYT cần mang theo giấy chuyển viện của lần đăng kí khám trước bản photo đóng dấu “BHYT ĐÚNG TUYẾN” hoặc “HẸN KHÁM LẠI BHYT”.
Đăng ký khám BHYT đúng tuyến tại 2 vị trí: Ô 1A – khoa Khám bệnh đa khoa (cổng số 1 – Đê La Thành); và Bàn số 2 – khoa Khám bệnh chuyên khoa – nhà 15 tầng.
Tại bàn số 2, bố mẹ trẻ cần lấy số thứ tự đăng kí ở bàn tiếp đón. Nhân viên hướng dẫn và phát số thứ tự từ 6h hằng ngày.
Giám định viên duyệt BHYT vào 6h30 – 16h30 (thứ hai – thứ sáu); Từ 7h – 16h30 (thứ bảy, chủ nhật và ngày Lễ)
Sau khi duyệt BHYT, trẻ được phân về các phòng khám với số phòng và số thứ tự khám được in trên phiếu khám.
Các phòng khám bắt đầu khám bệnh từ 7
"Một số trẻ đã từng khám, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi ra viện gia đình đổi tên trẻ khác với tên ban đầu (thường gặp ở trẻ sơ sinh); khi đăng kí Khám lại BHYT gia đình cần có giấy xác nhận của địa phương họ tên cũ và mới là của cùng một người, nhân viên khoa Khám bệnh sẽ hướng dẫn viết đơn sửa thông tin cho trẻ", ĐD. Đặng Hồng Khánh khuyến cáo.