Phát biểu khai mạc, ông Vũ Hoàng Diệp, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam cho biết, đây là lần thứ 3 liên tiếp Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức cuộc thi viết Vinh danh doanh nghiệp, doanh nhân "Thượng tôn pháp luật, phát triển bền vững", nhằm đồng hành và tôn vinh những doanh nghiệp, doanh nhân chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, có đóng góp nhiều cho cộng đồng, đất nước. Qua cuộc thi, Báo Pháp luật Việt Nam cũng góp phần tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân, doanh nghiệp và bạn đọc nói chung.
Chương trình Toạ đàm Vai trò của pháp luật với Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam cũng là một nội dung của cuộc thi, nhằm lan tỏa hiểu biết về vai trò của pháp luật đối với chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam...
Theo ông ông Vũ Hoàng Diệp, biển và các vùng ven biển là những bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái toàn cầu và đóng vai trò chủ chốt đảm bảo tính chất bền vững của quá trình phát triển. Trên thực tế, biển đang bao phủ hơn hai phần ba diện tích bề mặt và chứa trong đó 97% tổng lượng nước của trái đất. Biển được nhìn nhận là cái nôi của sự sống và là cấu phần hết sức quan trọng để tiếp tục duy trì sự sống của loài người.
Trong mối liên hệ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của hầu hết các quốc gia, đặc biệt, các quốc gia đang phát triển, đã có sự thừa nhận rộng khắp rằng, biển đóng vai trò quan trọng trong xóa nghèo đói và tạo ra môi trường sống, cũng như công việc có thu nhập bền vững cho con người.
Phó Tổng biên tập Vũ Hoàng Diệp phát biểu tại Tọa đàm |
Đặc biệt, xu thế của thế giới hướng ra biển, coi biển là không gian sinh tồn, xây dựng kinh tế biển xanh, thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, tự do hàng hải, bảo vệ môi trường đa dạng sinh học biển, bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia.
Với diện tích Biển Đông trên 3.000.000 triệu km3, diện tích đặc quyền kinh tế hơn 1.000.000 km2, gấp 3 lần diện tích lãnh th.ổ đất liền, bao gồm các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý, thềm lục địa và nhiều đảo lớn, nhỏ, 2 huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa và 3.260km bờ biển với dân số trên 92.000.000 người, có đến một phần ba sống từ biển, nhờ biển, làm nghề biển, với đặc tính yêu biển, sống vì biển, sẵn sàng ra khơi… đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, cứ mỗi 100km2 diện tích lãnh thổ, Việt Nam có gần 1km chiều dài bờ biển, chỉ số này gấp 6 lần chỉ số trung bình toàn cầu. Đây là chỉ số thuộc loại cao hàng đầu của thế giới, góp phần khẳng định rằng Việt Nam thực sự là quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Và do đó, biển có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiến sĩ Mộc Quế (giữa) chia sẻ tại buổi Tọa đàm |
“Với mong muốn mang lại kiến thức chuẩn xác, kịp thời và đầy đủ về vấn đề “Vai trò của pháp luật đối với chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam" và để những vấn đề trao đổi được sáng tỏ, đầy đủ, Tạo đàm giữ vai trò ghi nhận các ý kiến của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước làm việc, kinh doanh, hoạt động trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Ngay tại Tọa đàm, các chuyên gia, luật gia tham dự sẽ giải đáp trực tiếp, qua đó góp phần phổ biến kiến thuật luật biển cho người dân và doanh nghiệp tham dự”, Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoàng Diệp nói.
Trong buổi sáng 4/6, Tọa đàm tập trung vào 3 nội dung chính: Tổng quan về chiến lược phát triển bền vững kinh tế Biển Việt Nam theo Nghị quyết số 36-NQ/TW- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đánh giá toàn cảnh về tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam nói chung và phát triển kinh tế biển nhìn từ thực trạng phát triển kinh tế ven biển, từ đó bàn luận về vai trò của pháp luật đối với chiến lược phát triển kinh tế biển.
Một doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến và gửi câu hỏi thắc mắc đến Ban tổ chức |
Đặc biệt, Tọa đàm dành phần lớn thời gian lắng nghe doanh nhân, đại diện doanh nghiệp phát biểu, nêu ý kiến, những vấn đề pháp lý cần hỗ trợ liên quan phát triển kinh tế biển.
Báo cáo tại Tọa đàm cho thấy, trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phân tích, dự báo bối cảnh tình hình mới ở trong nước, khu vực và thế giới thời gian tới, Hội nghị Trung ương 8 khóa XII đã ban hành Nghị quyết mới về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển.
Đánh giá về thực trạng kinh tế biển thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cho dù bối cảnh chung của thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường, nhưng kinh tế biển Việt Nam vẫn tiến triển tốt.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, giai đoạn 2007 - 2017, đóng góp của 28 tỉnh, thành phố ven biển trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) luôn đạt trên 60%, trong đó đặc biệt nổi bật vai trò của các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp quan trọng ven biển.
Đại diện lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa cho các đại diện Sở ban ngành TP. Đà Nẵng và Bộ tư lênh Quân khu 5 tham dự Tọa đàm |
Tham dự Tọa đàm, Tiến sĩ Mộc Quế, Kỷ lục gia Thế giới nhìn nhận, trong những năm tới, nhất dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, KHCN biển phải trở thành động lực phát triển các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển. Xây dựng tiềm lực KHCN biển đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích đẩy mạnh và mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực ứng dụng KHCN và chuyển giao công nghệ sạch hơn, thân thiện với môi trường biển, năng lượng biển tái tạo, các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trước những cơ hội và thách thức, Việt Nam đã xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách hoàn chỉnh, phù hợp thông lệ quốc tế, thể chế hóa mục tiêu, chính sách của Đảng về định hướng chiến lược biển đến năm 2020, đặc biệt định hướng chiến lược kinh tế cũng như quốc phòng, an ninh và đối ngoại trên biển.