Ngày Tết, bà nội trợ không nên để những thực phẩm này trong tủ lạnh

(PLO) - Dịp Tết, những chiếc tủ lạnh được các bà nội trợ coi như một cái kho cất giữ thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào khi trữ trong tủ lạnh cũng tốt như mọi người nghĩ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Dăm bông, chân giò hun khói, thịt hun khói

Chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn. Vì vậy không nên để thịt dăm bông bảo quản trong tủ lạnh.
Chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn. Vì vậy không nên để thịt dăm bông bảo quản trong tủ lạnh.

Chân giò, thịt hun khói được nhiều gia đình sử dụng trong dịp Tết để tiếp khách vì chúng rất ngon lại tiện dụng. Tuy nhiên, bạn không nên cất giữ món này trong tủ lạnh vì chân giò hun khói sau khi ngâm tẩm, chế biến, hàm lượng sodium clorit tương đối cao. Trong tủ lạnh, thành phần nước trong chân giò cực dễ đóng băng khiến mỡ trong chân giò hun khói bị ôxy hóa. Ôxy hóa có tính chất tự thôi thúc, có thể khiến chân giò hun khói bị chua. Nếu bạn vẫn muốn để chân giò hun khói trong tủ lạnh thì chỉ nên để trong thời gian ngắn để mỡ chân giò chưa bị ôxy hóa.

Phương pháp cất giữ chân giò hun khói tốt nhất là treo lên chỗ thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời. Biện pháp này vừa giúp món ăn không bị chua, vừa có thể cất giữ được trong thời gian dài mà không bị biến chất.

Các loại thịt không sơ chế kỹ

Việc sơ chế thức ăn, rửa sạch khi cho vào ngăn đá là rất cần thiết. Tuy nhiên, không ít chị em vẫn không nắm rõ việc này. Nhiều chị em thậm chí để nguyên thịt, cá, trứng... vừa mua ở chợ, siêu thị về để trong tủ lạnh. Họ cứ nghĩ như thế là đảm bảo thức ăn không bị hư hỏng, song việc làm này không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá. Vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Bạn nên lưu ý: Thịt bò, gà, heo đã nấu chín chỉ để tủ lạnh từ 1-2 ngày. Bò bít tết, thịt quay để tủ lạnh: 3 - 5 ngày. Hotdog và xúc xích chín để tủ lạnh 1 tuần nếu đã mở gói, 2 tuần nếu chưa mở gói. Thịt muối để tủ lạnh 7 ngày.

Bánh mỳ, bánh cuộn, bánh ngọt, bánh chuối nướng, bánh pancake hay bánh quy

Không nên để tủ lạnh, ướp lạnh sẽ càng làm bánh mỳ và các loại bánh chóng hỏng. Bánh cho vào tủ lạnh sẽ bị khô và mềm không còn giòn nữa, Vì vậy để bảo quản các loại bánh bạn nên cắt nhỏ, cho vào túi thấm dầu, để trên ngăn đá.

Chuối

Chuối là hoa quả nhiệt đới rất kị môi trường lạnh. Nếu bỏ vào tủ lạnh không chỉ vỏ sẽ chuyển sang màu đen nhìn mất thẩm mỹ mà hàm lượng dưỡng chất có trong quả sẽ bị mất đi. Vì vậy chỉ nên để ở nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu vào.

Chocolate

Nhiều người thường có thói quen đẻ sôcola trong ngăn mát tủ lạnh tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm vì khi bảo quản trong tủ lạnh bề mặt cả sôcôla dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng ban đầu, đồng thời đây cũng chính là điều kiện hơi ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh. Muốn bảo quản sôcôla tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh.

Cà chua

Trong các loại rau củ, cà chua là loại thực phẩm bạn không nên bảo quản trong tủ lạnh. Tương tự như cà chua, những loại quả có nhiều nước nên hạn chế cho vào tủ lạnh. Những loại quả này nếu để lạnh thời gian dài sẽ xuất hiện các chấm đen, mềm nát và thay đổi hẳn mùi vị của nó. Cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm nó dần dần héo đi và không còn tươi ngon. Tốt nhất bạn nên để cà chua ở nơi mát và dùng trong ngày.

Các loại dưa

 

Trong dưa hấu và các loại dưa khác có chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên rất tốt cho sức khỏe, có thể ngăn ngừa ung thư hoặc nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, nếu để loại thực phẩm này vào trong tủ lạnh, chúng dễ bị úng, đồng thời mất đi các chất chống oxy hóa. Chính vì vậy tủ lạnh không phải là nơi dành để bảo quản dưa hấu tốt nhất.

Hành tây

Hành tây để trong tủ lạnh dễ bị thối, nũng vì môi trường ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí.

Lưu ý: Không để hành tây và khoai tây gần nhau, bởi vì khoai tây luôn sinh ra độ ẩm và khí dễ làm hành tây thối rữa.

Những lưu ý khi bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh

- Khi cho thức ăn chín vào tủ lạnh hãy bọc ni lông hoặc cho vào hộp, nên để càng ít không khí lọt vào càng tốt.

- Tuyệt đối không để lẫn thức ăn chín với thức ăn sống để tránh lây nhiễm lẫn nhau đồng thời hạn chế được mùi trong tủ lạnh.

- Phải để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng dẫn đến gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

- Thức ăn chín trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

- Thức ăn chín bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất chỉ nên từ 5 – 6 tiếng. Vì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100ºC nhưng nếu để quá lâu các vi sinh khuẩn sẽ gây ra những độc tố.

- Không nên cất các loại rau đã chế biến vào tủ lạnh khi dùng không hết, vì khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc tích trữ thức ăn sau khi rã đông là không nên. Bởi quá trình rã đông trước đó cũng đã có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

Vì thế, không nên đông lạnh lại những thức ăn đã được rã đông để đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính bản thân và gia đình bạn.

Theo Châu Anh (th) (Giadinh.net.vn)

Đọc thêm