Nghề gom rơm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phải ra đồng từ khi mặt trời đứng bóng cho đến chiều để có rơm khô vàng óng, nên công việc gom rơm thêm vất vả. Dù vậy, các lao động vẫn cần mẫn làm bởi đây là công việc không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn hạn chế tình trạng khói tro do đốt rơm ngoài đồng.
Mướt mồ hôi vì phải làm việc trong môi trường nắng nóng.
Mướt mồ hôi vì phải làm việc trong môi trường nắng nóng.

Những ngày nắng nóng cao điểm cũng là lúc bà con nông dân ở Nghệ An vào vụ thu hoạch lúa xuân. Cùng thời điểm này, người làm nghề thu gom rơm cũng tất bật hành nghề.

Tại cánh đồng xã Hưng Lộc (TP Vinh) giữa thời tiết nắng gắt, xuất hiện những tốp đàn ông đội nắng bốc xếp từng bó rơm đã được cuộn tròn chất lên xe ô tô tải. Anh Phạm Văn Hoan (SN 1977, quê Ninh Bình), cho biết đã theo nghề này 6 năm. Đến nay anh đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng mua 3 máy đi gom rơm ở các tỉnh như Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh...

Mỗi máy cuộn, anh Hoan thuê thêm 4 - 5 nhân công để phụ việc. Thợ chính mỗi ngày anh sẽ trả khoảng 800.000 đồng, thợ phụ việc khoảng 500.000 đồng. Theo anh Hoan, sau mỗi mùa vụ, trừ các chi phí khác, mỗi máy thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng.

Sau mỗi mùa vụ, trừ các chi phí, mỗi máy thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng.

Sau mỗi mùa vụ, trừ các chi phí, mỗi máy thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng.

Người đàn ông này cho biết, công việc nhìn đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật điều chỉnh máy cao. Hơn nữa, các lao động phải làm việc trong điều kiện thời tiết nắng nóng mới đáp ứng được yêu cầu rơm khô, vàng óng. Điều này cũng buộc người thu gom rơm phải ra đồng khi mặt trời đứng bóng, làm việc đến nửa buổi chiều.

Mỗi đám ruộng sau khi thu hoạch, rơm được phơi nắng trên cánh đồng từ 2 - 3 ngày cho khô hẳn mới có thể cuộn. Tuyệt đối không được thu gom rơm vào thời điểm cuối chiều hoặc sáng sớm, vì lúc này độ ẩm cao, rơm sẽ bị ẩm, không đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Làm nghề thu gom rơm đã hơn 10 năm nay, anh Hoàng Văn Anh (SN 1987, ngụ xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên), cho biết, trước đây, bà con thường huy động sức người để gom rơm mang về dự trữ làm thức ăn cho gia súc. Nhà nào không dùng thì đốt bỏ, không những lãng phí mà còn gây ô nhiễm môi trường. Để tận dụng nguồn phụ phẩm này, anh chủ động tìm hiểu đầu tư mua máy thu rơm và cung ứng cho thị trường.

Hiện nay anh có 4 máy cuộn rơm, 22 nhân công thu gom rơm trên các cánh đồng. Những cuộn rơm được bán ra thị trường với giá 40.000 đồng/cuộn. Sau khi thu gom, những cuộn rơm thường sẽ được phân phối ở các tỉnh phía Bắc. Theo người đàn ông này, những năm gần đây, nhiều DN chăn nuôi gia súc quy mô lớn có nhu cầu rơm làm thức ăn rất lớn, nên không lo ế.

Để tận dụng nguồn phụ phẩm này, anh chủ động tìm hiểu đầu tư mua máy thu rơm và cung ứng cho thị trường. Sắp tới, anh dự định sẽ mở rộng quy mô xuất khẩu rơm cuộn ra các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Đọc thêm