Feeling Tea, Uy Roóng là những hàng trà sữa lúc bấy giờ, tuy chỉ có vài loại nhưng cũng khiến các bạn trẻ mê mẩn. Tuy nhiên, một vài năm sau đó ít người nhắc tới trà sữa nữa. Nó cũng giống như nhiều trào lưu khác bùng nổ nhanh chóng tạo thành cơn sốt rồi lại nhanh chóng hạ nhiệt.
Tuy nhiên, vào năm 2013 khi thương hiệu trà sữa Dingtea bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam thì đã khiến cục diện thay đổi nhanh chóng. Trà sữa từ một thức uống bình dân dần được cải tiến sang chảnh đẹp đẽ hơn với bao bì, thiết kế quán độc đáo bắt mắt, vị trà phong phú, đa dạng hơn và pha chế chuyên nghiệp, khéo léo hơn.
Thành công của Dingtea đã khiến trào lưu trà sữa bùng phát trở lại và mạnh mẽ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của hàng chục thương hiệu trà sữa không chỉ là trà sữa Đài Loan, mà còn trà sữa Hong Kong, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore như Chago, Gongcha, Igongcha, Royal Tea, Tea Story, Toco Toco, Wang Tea và Taiwan Tea Good Tea, Chatime, Bobapop, Citea Fun, Blackball…
Hiện nay các cửa hàng kinh doanh trà sữa mọc lên như nấm. Người tiêu dùng như bị lạc vào ma trận bởi có quá nhiều cửa hàng trên khắp các con phố với đủ các tên gọi, thương hiệu, hương vị khác nhau với đa dạng nhiều mức giá. Mỗi thương hiệu ra đời lại mang theo những cơn sốt mới như trà kem sữa Cheese, trà phô mai váng sữa, trà sữa thú bông…Với sự bùng phát của các cửa hàng trà sữa, ai cũng dễ bắt gặp những hình ảnh xếp hàng mua trà sữa.
Tại một cuộc hội thảo về thị trường trà sữa, Lozi- đơn vị cung cấp ứng dụng chia sẻ những trải nghiệm về địa điểm ăn uống và công bố khảo sát cho thấy, hiện tại trên cả nước có khoảng 1.500 quán trà sữa, trung bình cứ mỗi tháng lại có tầm 8 của hàng được mở thêm. Trong khảo sát này cũng cho thấy có đến hơn 53% người được hỏi có thói quen uống trà sữa mỗi tuần một lần.
Nếu như trước đây, trà sữa là thứ đồ uống được giới trẻ, học sinh, sinh viên ưa chuộng thì tới nay, đối tượng khách hàng mở rộng, đa dạng hơn, đặc biệt là trà sữa rất thu hút những người văn phòng và trung niên. Theo như chia sẻ của chủ cửa hàng trà sữa Toco Toco thì nguyên nhân khiến trà sữa khi quay trở lại thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn đó là do những năm trước trà sữa vẫn còn bán theo kiểu tự phát và chưa có kiểm định về chất lượng. Sự xuất hiện trở lại với chất lượng trà sữa đang được nâng cao ngay từ khâu chọn nguyên liệu, hầu hết là nhập khẩu từ chính quốc, có giấy chứng nhận,…
Thế nhưng, một câu hỏi được đặt ra khi trà sữa trở lại và đang trở thành trào lưu lôi cuốn nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau đó là liệu, chất lượng của trà sữa có được đảm bảo? Nhiều vụ việc về chất lượng trà sữa không tốt như trà sữa Feeling Tea, là một thương hiệu rất được yêu thích tại Hà Nội với 16 chi nhánh, lực lượng chức năng đã phát hiện ra chuỗi cửa hàng trà sữa này sử dụng những nguyên liệu không an toàn. Hay như cửa hàng trà sữa Dingtea ở Nghệ An đã bị phạt 25 triệu vì vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm…Khi khách hàng sử dụng những loại trà sữa kém chất lượng sẽ gây nguy hại tới sức khỏe. Nếu trong trà sữa có chứa các chất phụ gia vượt ngưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến gan và thận.
Nhiều của hàng trà sữa được mở ra để phục vụ khách hàng. Không dễ dàng để những người tiêu dùng có thể nhận biết được đâu là trà sữa đảm bảo cho sức khỏe của mình,… Vì thế, các cơ quan chức năng cần sát sao hơn trong việc tiến hành kiểm tra các nguyên liệu mà các quán trà sữa này nhập vào. Bên cạnh đó, các cửa hàng cần có ý thức để đảm bảo chất lượng tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời người tiêu dùng hãy thật sự tỉnh táo trong việc chọn lựa những cốc trà sữa cho bản thân để tránh gây những hậu quả không tốt cho sức khỏe.