Người làng nghề Hải Phòng cơ cực sống với ô nhiễm

Hải Phòng hiện có 36 làng nghề đang hoạt động, với 23 làng nghề truyền thống và 13 làng nghề mới thuộc 30 xã, thị trấn. Việc duy trì, phát triển một số làng nghề chưa có kế hoạch rõ ràng vì vậy công tác bảo vệ môi trường tại đây chưa được quan tâm chú ý, nhiều làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc.

Hải Phòng hiện có 36 làng nghề đang hoạt động, với 23 làng nghề truyền thống và 13 làng nghề mới thuộc 30 xã, thị trấn. Việc duy trì, phát triển một số làng nghề chưa có kế hoạch rõ ràng vì vậy công tác bảo vệ môi trường tại đây chưa được quan tâm chú ý, nhiều làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân địa phương vô cùng bức xúc.

Nước thải bẩn của các cơ sở  tái chế phế liệu lại về với sông  Đa Độ
Nước thải bẩn của các cơ sở tái chế phế liệu lại về với sông Đa Độ

Sống chung với ô nhiễm

Có mặt tại phường Tràng Minh - Kiến An, ngay lập tức chúng tôi cảm nhận được mùi khét và mùi hơi nồng nặc được phát ra từ các xưởng tái chế phế liệu thủ công của các tiểu thương trên địa bàn.

Hiện nay, Tràng Minh có trên 100 hộ gia đình làm nghề thu gom, buôn bán và tái chế phế liệu. Hàng tháng, hàng trăm tấn phế liệu được tập kết tại đây, số phế liệu này một phần được ép lại và vận chuyển đi nơi khác, số còn lại được tái chế thủ công ngay tại địa phương.

Hoạt động tái chế phế liệu chủ yếu theo phương pháp thủ công gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Phế liệu tái chế sẽ được nghiền nhỏ ra, sau đó được rửa bằng nước, số nước đó được xả trực tiếp ra môi trường. Hàng ngày hàng trăm khối " nước bẩn" được xả ra môi trường và đích đến cuối cùng của nước bẩn đó là hệ thống sông Đa Độ - nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp và nước thô phục vụ sản xuất nước sinh hoạt của nhân dân.

Bà Nguyễn Thị Nga, cán bộ hưu trí sống tại khu 2, phường Tràng Minh, cho biết: Hàng ngày chúng tôi phải đóng kín cửa vì mùi khét và mùi hôi của nước thải từ các hộ tái chế phế liệu. Cô cho rằng: Sống ở đây trẻ con rất dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, người lớn thì đau đầu, tức ngực, rất dễ mắc các bệnh về thần kinh.

Không chỉ có Tràng Minh, tại làng nghề truyền thống như làng nghề đúc đồng Mỹ Đồng (Thủy Nguyên), dù đã được quy hoạch và sản xuất tập trung, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn  xảy ra, nhất là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm khói bụi và nước thải.

Anh Đồng Văn Tâm, người dân xã Mỹ Đồng - cho biết: Mặc dù đã được quy hoạch nhưng nhiều gia đình làm nghề vẫn ở gần khu dân sinh, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ. Nhiều xưởng sản xuất còn không có ống khói hoặc có cũng chỉ thấp lè tè, khí độc không bay đi được nên gặp gió là tạt hết vào nhà dân xung quanh, làm các cháu nhỏ, người già quanh khu vực sản xuất hay mắc bệnh về đường hô hấp.

 Được biết, làng nghề Mỹ Đồng hiện có trên 200 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong đó có 80 doanh nghiệp, gồm 29 công ty TNHH, 33 công ty cổ phần, 16 doanh nghiệp tư nhân…. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ không có vốn để di chuyển và mở rộng sản xuất, vì vậy, vẫn phải sản xuất, giao dịch thương mại trong khu dân cư. Nếu không có sự quản lý chặt trẽ thì tình trạng ô nhiễm ở đây sẽ ngày một nghiêm trọng.

Cần sự "vào cuộc" đồng bộ

Trước thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề diễn ra ngày càng nghiêm trọng, lãnh đạo các địa phương đã có nhiều phương án khác nhau để giảm thiểu ô nhiễm như tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, đồng thời chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo các cơ quan cấp trên để nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên - cho biết:  UBND huyện rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, nhất là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trên địa bàn huyện, với làng nghề Mỹ Đồng, thành phố có quy hoạch tổng thể khu vực làng nghề, theo đó tách khu làng nghề xa khỏi khu dân cư để giảm ô nhiễm, đồng thời chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp trong làng nghề thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm nhất là khói bụi, tiếng ồn và nước thải… “Chúng tôi coi đó là nhiệm vụ cốt yếu trong phát triển làng nghề” – ông Hoàng nói.

Theo quan sát của PLVN, tại làng nghề Mỹ Đồng, một số doanh nghiệp sản xuất đã được đưa vào cụm công nghiệp tạo hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo vệ môi trường, số doanh nghiệp này có điều kiện đầu tư lò nấu gang bằng điện, thay cho nấu gang bằng than, sử dụng thiết bị nâng hạ và  các loại máy móc hiện đại thay cho nấu thủ công, tạo năng xuất cao, ổn định và giảm thiểu tối đa ô nhiễm.

Về công tác xử lý ô nhiễm ở làng buôn bán phế liệu tại phường Tràng Minh, thiết nghĩ cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, đoàn thể để có biện pháp xử lý ô nhiễm, nhất là ô nhiễm nguồn nước thải giúp các hộ kinh doanh yên tâm sản xuất, người dân Tràng Minh không phải sống trong lo lắng vì ô nhiễm môi trường.

Nguyễn Tiến

Đọc thêm