Người xưa tuyển dụng hiền tài - (Kỳ 3): Tài liệu sử dụng cho khoa cử ở đâu?

(PLVN) - Như đã phản ánh ở các kỳ trước, "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Bởi vậy, việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật những người phục vụ trong bộ máy nhà nước có ý nghĩa quyết định đến đời sống nhà nước, xã hội, đến từng cá nhân con người trong xã hội.
Ảnh tư liệu "Vinh quy bái tổ".
Ảnh tư liệu "Vinh quy bái tổ".

Những tài liệu phục vụ cho việc học tập và thi cử 

Nền tảng của giáo khoa thư thời phong kiến ở nước ta cũng giống như ở Trung Quốc là Tứ thư, Ngũ kinh. Sau đó đến lịch sử Trung Quốc (Bắc sử), Nam sử và sách của Bách khoa gia chư tử. 

Ở thời Lý, Trần thì Phật giáo và Đạo giáo đang còn là thế lực quốc giáo, nên bắt buộc phải học kinh của Phật giáo và Lão giáo, vì có nhiều khoa thi tam giáo. Cũng có khoa không thi tam giáo, nhưng vẫn hỏi về Phật và Lão. Cho nên buổi đầu khoa cử nước ta, cho dù người tài giỏi đến đâu, nếu không thông kinh Phật, kinh Đạo thì cũng khó mà đỗ đạt. Điều đó cũng giải thích rõ lý do tại sao các nhà tu hành thời Li, Trần có nhiều người đi thi và thường đỗ đạt cao. 

Nhưng dù sao thì Phật học cũng chỉ có vai trò quan yếu ở thời kỳ đầu của khoa cử nước ta, càng về giai đoạn sau thì Nho học càng vươn lên hàng chính thống. Phật học, Đạo học chỉ còn là những học thuyết phụ (bàng thống) thậm chí còn bị bài xích. Dĩ nhiên, những học thuyết này chỉ hết tác dụng đối với người đi thi, nhưng vẫn còn sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với xã hội Việt Nam. 

Cũng như khoa cử Trung Quốc, ở nước ta lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm cơ sở cho học vấn cử tử. Trong kỳ thứ tư của thi hương, thí sinh phải làm văn sách, trong thì đình cử tử phải đối sách. Họ phải trả lời các đề tài về việc trị nước, trị dân, Vì vậy, mà họ phải tinh thông lịch sử. Cho nên trong phép thi ở thời kỳ Lý, Trần thi sinh phải viết bài luận nhan đề Y quốc thiên (Thiên trị nước) và Thiên tử truyện (truyện đế vương). 

Về cách học Tứ thư, Ngũ kinh ở nước ta: Đề giúp cho người học nắm vững kinh sách một cách nhanh chỏng dễ dàng, người ta đã tóm tắt từng sách, từng kinh gọi là Tứ thư, quan hành, Ngũ kinh quan hành hoặc Tứ thư tiết yếu, Ngũ kinh tiết yếu. 

Hình ảnh các cử nhân tân khoa (ảnh tư liệu).
Hình ảnh các cử nhân tân khoa (ảnh tư liệu).  

Ở Trung Quốc có sách Cổ văn quan chỉ, Chư tử tập thành, các tùng thư v.v. Ở Việt Nam chúng ta còn thấy các loại sách dùng làm công cụ cho cử tử như các tuyền tập, sưu tập các bài văn hay, cũng như các văn của tất cả những. . người đỗ đạt qua các kỳ thi trong lịch sử với nhan đề: Hương thi văn tuyển, Hà Nam hương thi văn tuyển, Quốc tử giám chương trình, Hương hội văn tuyển, Hương thi văn thức, Lịch triều sách lược, Lược khoa tứ lục, Lịch khoa hội phú tuyển vv...

Còn có loại sách quan trọng hơn nữa, đó là các sưu tập thơ văn, các huấn dụ những điều răn dạy các Hoàng thái tử, quần thần và dân chúng của các ông vua. 

Vi nhự Cơ cửu tập của Trần Thái Tông, trong ấy có Minh văn dạy các Hoàng thái tử về các điều trung, hiếu, ôn nhu, khiêm tốn, giản dị, cần kiệm, cung kính, Thị huấn của Trần Thánh Tông. Ông còn làm sách chế hai quyển dạy Thái tử và ông đã từng nói với quần thần đại lược như sau: Ta là ông vua, ông chúa của xã tắc mà xã tắc do tổ tông để lại, chúng ta là kẻ kế nghiệp của tồ tông là theo lệ kề tập, nên cùng với tôn thất, huynh đệ hưởng phú quý.

Dẫu thiên hạ phải cung phụng một người, phận được phần tôn kính nhưng vẫn ruột thịt thân thích, lo cùng lo, vui cùng vui. Trẫm cùng các khanh truyền lời nói này cho con cháu đề mãi mãi đừng quên. Đó là niềm hạnh phúc ngàn năm của xã tắc vậy. 

Nói đoạn ông lệnh bãi triều, bỏ mọi người vào cùng ăn uống no say, đi nằm đắp chung chăn vua tôi gác chân lên nhau mà ngủ. Minh Tông thường dạy về cách dùng người: "Thiện ác đều là thầy" nghĩa là việc tốt với việc xấu, kể xấu, người ngay đều là những bài học của kể cầm quyền. 

Trần Nghệ Tông viết 14 chương giáo huấn và cài trâm 150 câu đề dạy Thái tử. Có sách Báo hòa điện dư bút 8 quyền, Nghệ Tông sai các văn thần Nguyễn Mậu Tiến và Phan Nghĩa cắt lượt nhau vào chầu đề vua nói về chuyện cũ, hằng ngày ghi chép lại đề dạy Phế đế.

Lại sai Đào Sư Tích làm bài tựa sách Thuật cồ kim huấn do Đặng Đình Tưởng soạn gồm 8 thiên dâng chúa Trịnh Cương đề dạy Thái tử. Vua Nguyễn Minh Mệnh biên soạn sách Huấn dụ thập điều răn dạy quần thần và Thái tử.

Loại sách như vậy đều được khắc ván in tại trường quốc gia, in ra phân phát cho các trường ở các địa phương. Đó là loại sách giáo khoa dành cho thí sinh cấp trên. Bên cạnh loại sách này, còn có loại sách dành cho học sinh ở cấp dưới của các bậc danh gia, vọng tộc soạn để dạy con cháu. Ví như Nguyễn Trãi, Lá Quý Đôn có các sách Gia huấn ca,. Huấn nữ ca, Bài Gia huấn hài của Bùi Dương Lịch. 

Ông đã nói rõ mục đích viết sách này qua lời tựa như sau: "Tôi ở làng thấy mọi nhà dạy trẻ phần nhiều do học thuộc sách Thiền tự văn của Chu Hương Tự (Người đời Lương Trung Quốc) cuối cùng chẳng ích lợi gì. Hoặc lấy sách Hiệu kính, Tiều học thay vào, nhưng câu đặt dài ngắn không đều, khó khăn cho trẻ con. Tôi cho rằng trẻ con có tính nhớ nhưng sự biều biết còn kém, nếu không đọc theo sách luật thì đọc không thuận miệng mà dễ sinh nản lòng, không hiều rõ ý nghĩa thì lòng hiểu mập mờ, nhận định không được đúng, Vì thế tôi tóm tắt những điều cốt yếu, từ việc sinh ra trời, đất, người, vật, tiếp đến thứ tự các đời đế vương, kể rõ sự tích nước Việt ta lúc chia, lúc hợp, rồi đến truyền thống về đạo học.

Sau cùng đến phương pháp học của trẻ con, đều chọn lọc trong những lời của tiên nho đã phát và giảng rõ từng câu văn dễ dàng mà có vần bằng, trắc xen nhau, mỗi câu 4 tiếng, gần 2000 câu, đề cho lũ trẻ sơ học trong nhà học tập gọi là Bài gia huấn hải. Đó là muốn thuận theo tính trẻ mà dạy đỗ, chứ không phải dạy theo lối tắt. Điều này giúp ích  rất lớn cho nhà nghiên cứu và lịch sử giáo dục Việt Nam.

Loại sách phát ra cho học trò như vậy, ngày xưa gọi là quan thư. Tuy thế quan thư vẫn không đủ cung cấp cho người đọc, nhiều người phải chép lấy bài mà tự học. Vì tự chép bài học, nên mỗi bài chép theo một vẻ, theo hình thức bút ký. Những tác giả của bài bút ký ấy lại dành nó làm sách học cho con cháu mình, dần dần vở chép định hình thành sách giáo khoa truyền  đời. 

Chế độ sử dụng tiến sĩ

Chế độ quan lại ở các triều đại phong kiến nước ta (từ khi có khoa cử) phần lớn giao cho những người có bằng cấp nắm. Từ Lý, Trần, Thái học sinh được sung vào viện Hàn lâm, giao cho chức Cấp sự thuộc các bộ Lại, Lễ, Hình hoặc chức ngự sử ở các đạo địa phương, họ không phải làm quan phủ. Và đã làm quan ngoài triều thì chỉ làm trưởng chứ không phải làm chức phó, nhị bao giờ. Đến đầu Nguyễn mới bắt đầu giao cho làm tri phủ, ít lâu sau cho sung viện Hàn lâm; Phó bảng giao cho chức Hành tẩu hoặc Thư ký ở lục bộ trong triều và các chức chính quyền ở tỉnh, ví như chức thầm phán ở quận, huyện. 

Ngoài các chức quan mà Tiến sĩ được trao theo định ngạch sau khi đỗ đạt, họ còn được các triều đình phong kiến ủy thác cho đặc trách công việc bang giao với các nước láng giềng. Đọc lại các sách sử chép về các đoàn sứ bộ nước ta đi giao hảo với các nước lân bang thường do các vị khoa bảng đảm nhận. 

Đó là các ông Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, Mạc Đĩnh Chỉ, Đào Sự Tích, Lương Thế Vinh, Giáp Hải, Nguyễn Trực, Hoàng giáp Phùng Khắc Khoan, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho, Bảng nhãn Lê Quý Đôn, Tiến sĩ Nguyễn Tống Khuê vv... 

Những vị Tiến sĩ đó họ vừa là sứ thần lại vừa là tác giả các cuốn lịch sử bang giao thời trước. Cỗ kim bang giao bị lãm của Giáp Hải, Bắc sứ thông lục của Lê Quý Đôn, Bang giao hảo ngoại của Ngô Thì Nhậm, Sử trình tân truyện của Nguyễn TốngKhuê, Bắc hành tùng ký của Lê Quýnh, Bắc hành vạn lý tập của Nguyễn Văn Siêu v.v. Các vị sứ thần đều làm vẻ vang cho nước trong các chuyến đi sứ của mình. 

(Còn nữa) 

Đọc thêm