Những lo lắng không hề thừa khi dịch bệnh Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp trên toàn thế giới

(PLVN) - Đại dịch covid- 19 đang khiến cả thế giới chao đảo, kinh tế bị thiệt hại nặng nề do hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Đại dịch cũng đã cướp đi sinh mạng của chục ngàn người nhanh chóng và đầy bàng hoàng nên sự chủ quan lúc này là cực kỳ nguy hiểm. Những sự lo xa luôn là cần thiết để tránh được họa trước mắt.
Những lo lắng không hề thừa khi dịch bệnh Covid 19 ngày càng diễn biến phức tạp trên toàn thế giới

Theo trang thống kê Worldometers.info, tính đến 8h sáng 9/4 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm trên toàn cầu có 1.513.304 trường hợp nhiễm Covid-19 và số ca tử vong là 88.405 người. Trong đó, Mỹ đứn đầu với 435.124 số ca dương tính và ghi nhận số bệnh nhân tử vong là 14.795, cùng với Italy đứng thứ 2 và xếp thứ ba là Tây Ban Nha.

Tình trạng ngày có thể sẽ tồi tệ hơn khi Nhà Trắng dự báo số ca tử vong có thể lên tới 100 -240.000 người vào hôm 31/3. Điều này cho thấy cuộc chiến chống Covid- 19 vẫn cam go và quyết liệt do nguy cơ dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và lan rộng tại Châu Âu và Mỹ và những cuộc chia tay không được báo trước mỗi ngày vẫn tăng lên không ngừng.

Sau hơn 3 tháng hoành hành toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã khiến Chính phủ các quốc gia đã đặt ra nhiều biện pháp cấp bách để kiểm soát và đối phó, trong đó có cả việc ứng xử với số phận của những người tử vong vì Covid-19 cũng đang là vấn đề mà nhiều chính quyền sở tại quan tâm và đang là tình trạng báo động đối với chính phủ các nước sở tại.

Mặc dù các lễ nghi tổ chức mai táng cho người chết cũng đã được các tổ chức đứng ra lo liệu theo cách tinh giản nhất có thể, nhưng Roberta Caprini - một người cung cấp dịch vụ tang lễ ở Bergamo (Italy) đã miêu tả cảm xúc của các gia đình có người chết vì dịch bệnh đã được đăng tải trên báo Italia như sau: “Đó là một sự tra tấn đối với họ”.

Nhưng, dù thế nào đi nữa thì việc chính quyền chuẩn bị các phương án mai táng những người đã không may mắn vì dịch covid -19, là một hành động đầy tính nhân văn và mang giá trị tinh thần cho người thân của họ, vì phải cách ly và cũng không thể tổ chức chôn cất”, ông Roberta Caprini chia sẻ thêm.

Tại Việt Nam, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn và đưa ra những kịch bản dự phòng đối phó với dịch Covid-19 kịp thời của Ban Bí thư, Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự chung tay của toàn dân để chiến thắng cuộc chiến với kẻ thu vô hình nên tính đến 19 giờ sáng ngày 9/4, Việt Nam ghi nhận 255 ca nhiễm, 128 ca chữa khỏi và chưa ghi nhận một ca tử vong nào.

Những nỗ lực của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, là quốc gia có nguồn lực hạn chế, có nguy cơ lây nhiễm cao nhất nhưng lại là một trong các quốc gia thành công nhất trong việc phòng chống đại dịch.

Do dịch Covid -19 đang có những diễn biến phức tạp, việc xây dựng một kịch bản dự phòng đối với các trường hợp tử vong vì Covid-19 là hết sức cần thiết, bởi đó cũng là biện pháp để đảm bảo công tác chống dịch an toàn tuyệt đối.

Nói về những giải pháp chuẩn bị đối phó với những vấn đề nghiêm trọng, vừa qua Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM cũng đã ban hành văn bản, đề xuất một số phương án dự phòng xử lý đối với các trường hợp tử vong vì Covid -19. Tuy nhiên, không lâu sau đó công văn này cũng đã bị thu hồi, lý do chỉ vì cách diễn đạt ý thiếu sự chuẩn xác.

Còn nhiều ý kiến khác nhau về nội dung văn bản này, nhất là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo UBND TP HCM yêu cầu thu hồi văn bản để tránh gây tâm lý lo lắng trong xã hội. Song, ở khía cạnh khác, Luật sư Nguyễn Hoài Nghĩa, Giám đốc hãng Luật Châu Đại Dương cho rằng, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã làm đúng chức năng và phù hợp với Điều 7, Điều 18 và Điều 19 của Luật Phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm. Vì vậy, chỉ vì cách diễn đạt câu chữ mà văn bản vừa ban hành đã phải thu hồi là điều đáng tiếc.

“Khi chúng ta khi ban hành một văn bản, cần phải xem xét kỹ không chỉ nội dung đúng, mà cách diễn đạt câu ý cũng cần phải trú trọng. Để nội dung văn bản đó khi ban hành, có thể phục vụ tốt và đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội”, Luật sư Nguyễn Hoài Nghĩa nêu quan điểm,.

Còn Luật sư Nguyễn Doãn Hải, Giám đốc Công ty Luật hơp danh Nam Việt Luật, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Nội vụ thì với chức năng, quyền hạn Sở TN & MT TP HCM ban hành Công văn số 2285 cũng cho thấy trách nhiệm của Sở TN & MT cũng vì mục đích tốt đẹp, để chuẩn bị tốt nhất cho công việc không mong muốn.

“Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra những hậu quả đặc biệt lớn về sinh mạng con người ở nhiều nước Châu Âu và Mỹ thì việc chuẩn bị các kịch bản để giúp những người không may bị tử vong vì Covid-19 không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm của các đơn vị có liên quan hướng đến việc phòng chống và xử lý an toàn bệnh dịch. Sự chuẩn bị cho những kịch bản xấu nhất là tinh thần trách nhiệm của những cá nhân biết lo xa”, Luật sư Nguyễn Doãn Hải nhận xét.

Hiện nay, đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp. Chính phủ tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm chỉ đạo về giãn cách xã hội để phòng dịch; các địa phương cũng đồng loạt thực hiện các giải pháp để ngăn ngừa, phòng dịch trong đó có việc hạn chế đi và đến từ các địa phương có dịch như Hà Nội và TP HCM.

Ở các tâm dịch của cả nước như Hà Nội và TP HCM, một mặt chính quyền đẩy mạnh các giải pháp phòng dịch, đồng thời cũng xây dựng các kịch bản ứng phó tình huống khi các ca nhiễm tăng mạnh. Do vậy, sự mọi sự lo xa lúc này luôn là cần thiết để đối phó dịch bệnh một cách hiệu quả và có thể tránh những sai sót do chủ quan.

Đọc thêm