1. Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch Tập đoàn FLC và Faros (ROS) có khối tài sản quy từ cổ phiếu khoảng 2,6 tỷ USD nhưng chưa được ghi nhận trên thị trường thế giới.
Trong năm 2017, tính theo số liệu trên TTCK Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết có nhiều thời điểm có tài sản vượt qua cả tỷ Phạm Nhật Vượng khi mà chủ tịch Tập đoàn Vingroup chưa hé lộ khối tài sản tại tập đoàn này thông qua công ty Đầu tư Việt Nam.
Ông Quyết hiện nắm giữ hơn 318 triệu cổ phiếu ROS, tương đương hơn 67% cổ phần DN này. Bên cạnh đó, ông Quyết còn nắm giữ 135 triệu cổ phiếu FLC.
2. Ông Bùi Thành Nhơn là doanh nhân nổi bật trong nửa đầu 2017. Khi đó, ông Nhơn lọt top 5 giàu nhất trên TTCK và có lúc được xem là tỷ phú USD thứ 3 tại Việt Nam sau ông Phạm Nhật Vượng và ông Trịnh Văn Quyết.
Tốt nghiệp Cử nhân ngành Chăn nuôi thú y và khoa quản trị kinh doanh cao cấp HSB Tuk School of Business at Dartmouth, Hanover. Năm 1981-1992: ông công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân huyện Nhà bè và Công ty Vật tư Chăn nuôi thú y, cấp 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, số vốn 400 triệu VNĐ, kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất.
Từ 2006-2007, với tiềm năng đầu tư kinh doanh sẵn có, ông đã chuyển hướng đầu tư bất động sản, tập đoàn Novaland được thành lập chia thành 2 nhánh bất động sản và kinh doanh thuốc thú y, vaccine và sản xuất thức ăn gia súc (Anova Corporation).
Từ ngày 29/12/2016, Công ty Cổ phần đầu tư Địa ốc Novaland đã được niêm yết trên HOSE, đưa công ty trở thành doanh nghiệp Bất động sản lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán.
Cổ phiếu NVL của Novaland đóng cửa năm 2017 ở mức 65.100 đồng/cp. Với gần 146 triệu cổ phiếu NVL, ông Nhơn có tài sản gần nửa tỷ USD. Nếu tính cả gia đình, nhà ông Nhơn nắm giữ tổng tài sản hơn 1 tỷ USD.
3. Hồ Xuân Năng là một cái tên nổi bật trên TTCK năm 2017 với khối tài sản quy từ cổ phiếu tăng gấp đôi lên hơn nửa tỷ USD. Ông Năng lọt vào top 5 người giàu nhất trên sàn chứng khoán và là người có thể cạnh tranh trực tiếp vị trí thứ 4 của ông trùm ngành thép Việt Trần Đình Long, với thương hiệu Hòa Phát nổi tiếng.
Từ vị thế làm thuê, làm công ăn lương, ông Hồ Xuân Năng trở thành ông chủ của một trong những doanh nghiệp có quy mô hàng đầu trên TTCK nhờ cú thâu tóm kinh điển DN sản xuất đá áp lát nhân tạo lớn nhất Việt Nam: Vicostone.
Từ một nhà máy nhỏ thuộc một tổng công ty lớn, Vicostone đã vượt và có quy mô vốn hóa gần gấp đôi Vinaconex.Tổng giá trị tài sản của ông đang đứng ở mức 13,6 ngàn tỷ đồng
4. Ông Nguyễn Đức Tài là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Thế giới di động. Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh cùng với sự phát triển bùng nổ đã giúp Thế Giới Di Động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài trở thành 1 đế chế trên thị trường.
Cổ phiếu MWG liên tục chinh phục đỉnh cao mới nhờ lực mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhóm Dragon Capital.
Tốt nghiệp cử nhân Tài chính Kế toán Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Trung tâm đào tạo Việt Pháp.
2001-2003: Giám đốc chi nhánh Công ty Phương Huy Thế kỉ 21. Đến 2003-2004: ông là trưởng bộ phận phát triển chiến lược S-Fone. Nhưng sau đó, tháng 3/2004 ông quyết định thành lập Thế giới di động.
Năm 2004-2007: ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Kinh doanh và Marketing Công ty cổ phần Thế giới di động. Đến 5/2014: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động. Hiện tổng giá trị tài sản của ông đã lên 6,1 ngàn tỷ.