Sau khi PLVN có bải phản ánh về việc Trung tâm thể dục thể thao Cầu Giấy đã sử dụng phương pháp rắc Clohydric xuống bể bơi để xử lý nước đục thành nước sạch, trao đổi với PLVN, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện sinh học – công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Việc sử dụng Clohydric để xử lý nước trong bể bơi là một phương pháp được sử dụng thường xuyên tại các bể bơi. Vì một ngày có hàng trăm lượt khách tắm cùng một bể bơi, nên sẽ có rất nhiều chất bẩn ở trong đó, ví dụ như những người mang mầm bệnh ghẻ, hắc lào hay tiểu vào bể bơi,… do đó mà chất Clohydric có thể khử được những chất bẩn này. Tuy nhiên, theo GS, chỉ áp dụng biện pháp làm sạch như thế là không đủ.
|
Hình ảnh trước và sau khi rắc Clohydric xuống bể bơi Cầu Giấy khoảng nửa ngày. |
Nhưng trên thực tế, Ông Ngô Trung Chính – Giám đốc công ty CP Công nghệ bể bơi, là đơn vị trực tiếp xử lý bể bơi Cầu Giấy cho biết, sau khi rắc hóa chất Clohydric xuống bể bơi để diệt tất cả các chất bẩn bao gồm rêu tảo, ở mức độ 3 phẩy (quá trình này còn gọi là xử lý sốc – PV). Sau khi chất bẩn được kết tủa lắng xuống hồ thì dùng máy để hút chất bẩn đó ra khỏi hồ. Sau quá trình này thì tiếp tục dùng Clohydric ở mức độ thấp hơn với nồng độ từ 0,4 – 0,6 BDA, để xử lý nước. Mà không hề nhắc đến bất kỳ giai đoạn tháo nước bể bơi để lọc nước.
Còn về nước ở bể bơi Cầu Giấy là nước đã được bể bơi này dùng từ các năm trước, nhưng đến năm nay lại không thay với lý do dùng lại nước cũ, rồi xử lý thành nước sạch để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, phương pháp dùng Clohydric để “tái chế” nước cũ trong bể cũng được Trung tâm thể dục thể thao quận Cầu Giấy dùng trong mấy năm qua.
Liệu nước ở bể bơi Cầu Giấy có thực sự sạch như lãnh đạo của Trung tâm đã nói (?!). Phía Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm y tế quận Cầu Giấy sẽ nói gì về phương pháp xử lý nước mà bể bơi Cầu Giấy đang sử dụng và độ an toàn của nước trong bể bơi này?.
PLVN tiếp tục cập nhật.