Điệp khúc “đói vốn”
DNNVV Việt Nam tuy đông về số lượng nhưng vẫn rất yếu kém về năng lực tài chính, vốn nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp. Thêm vào đó tình hình căng thẳng ngoài Biển Đông, sự kích động biểu tình tự phát của công nhân một số địa phương làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh các doanh nghiệp VN đã dày công xây dựng.
Theo số liệu từ Hiệp hội DNNVV, hiện nay cả nước có hơn 500.000 DNNVV, chiếm 97,5% số DN hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tổng số vốn chỉ khoảng 121 tỷ USD và chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp, đóng góp 40% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiến 29,6% và còn lại 65,7% là siêu nhỏ.
Theo số liệu từ Hiệp hội DNNVV, hiện nay cả nước có hơn 500.000 DNNVV, chiếm 97,5% số DN hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tổng số vốn chỉ khoảng 121 tỷ USD và chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp, đóng góp 40% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, số doanh nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiến 29,6% và còn lại 65,7% là siêu nhỏ.
DNNVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là một trong bốn nhân tố phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội đặc biệt tạo hàng triệu việc làm chưa qua đào tạo đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, các DNNVV vẫn gặp vô vàn những khó khăn về cơ chế, chính sách và đặc biệt vấn nạn “đói vốn” tồn tại suốt 3 thập kỷ vẫn chưa thể giải quyết. Chính vì vậy vị thế và sức cạnh tranh của các DNNVV của VN vẫn chưa thể sánh được với các nước trong khu vực và Thế giới. Trên thực tế chỉ 32% DNNVV được tiếp cận và vay vốn ngân hàng còn lại các hầu như rất khó tiếp cận với các nguồn tín dụng của các tổ chức và ngân hàng.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam nhận định: tiếp cận tín dụng khó khăn là trở ngại lớn cho tăng cường năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Một bộ phận doanh nghiệp đang phải hoạt động cầm chừng, thầm chí là giải thể và phá sản… vì không thể chống chọi được tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế, với hệ lụy thị trường bị thu hẹp, vòng quay vốn chậm, hàng tồn kho cao, nợ xấu phát sinh...
Nguyên nhân chính được doanh nghiệp cho rằng, tình hình kinh doanh hiện nay khó có thể đạt tỷ suất lợi nhuận tới 14-15% để chịu nổi mặt bằng lãi suất cho vay. Trong khi đó, tài sản đảm bảo của DN đang dần cạn kiệt, doanh thu sụt giảm, quy mô thu hẹp... Chính vì vậy, khả năng để đáp ứng các điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng đang quá sức với những doanh nghiệp này.
|
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các DNNVV vẫn chung tay giúp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo và quyên góp 150 triệu đồng ngay trong ngày đầu tiên phát động chiến dịch ủng hộ. Ảnh: Hướng Dương |
Ngoài việc số lượng thì lớn song quy mô thì rất nhỏ thì các DNNVV VN còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khác như: lao động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún; năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ bảo vệ nhau của các doanh nghiệp cũng rất yếu.
Đặc biệt, riêng về mặt pháp lý, thủ tục hành chính các DNNVV cũng rất yếu kém, nhiều DN không am hiểu thậm chí không quan tâm đến các hành lang pháp lý phát triển DN đến khi xảy ra tình huống cụ thể lại yêu cầu được hỗ trợ gấp…
Tăng liên kết, nhạy cảm với thời cuộc
Trao đổi với PV, ông Cao Sỹ Kiêm cho rằng DNNVV Việt Nam đã có những dấu hiệu trỗi dậy sau thời kì khủng hoảng minh chứng bằng tốc độ phát triển, doanh thu, lợi nhuận bắt đầu tăng trở lại.
Tuy nhiên, với những khó khăn nan giải từ lâu mà “lực bất tòng tâm” thì việc đơn phương cạnh tranh với các DN nước ngoài quá khó. Một doanh nghiệp siêu nhỏ lẻ loi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài hùng mạnh thì khó vô cùng nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chung sức với nhau sức cạnh tranh sẽ được nâng lên.
Chính vì vậy ông Kiêm cho rằng cần phải tăng cường liên kết giữa các DNNVV, đoàn kết, giúp đỡ nhau về mọi mặt từ hợp tác, hỗ trợ vốn, tư vấn pháp lý đến việc mở rộng thị trường tạo thành một cộng đồng DNNVV hùng mạnh với những định hướng hoạt động rõ ràng.
Nói về giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho DNNVV, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết, để giúp các DNNVV vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tiếp tục rà soát, đổi mới cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi để tăng khả năng tiếp cận vốn, khuyến khích đầu tư.
Theo ông, Nhà nước cần phải cải cách hệ thống luật lệ để gỡ khó và tạo thời cơ thuận lợi cho DN phát triển. Cụ thể, luật lệ kinh doanh phải chi tiết hơn để đảm bảo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác, kể cả đất đai, tiền vốn, đào tạo nhân lực.
Ông Kiêm cho rằng trong bối cảnh phức tạp hiện nay các DNNVV VN ngoài việc tăng cường liên kết, giúp đỡ nhau phải đặc biệt nhạy cảm với tình hình thời sự để chủ động ứng phó trước mọi hoàn cảnh bất ngờ. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đang tiếc như ở Bình Dương, Hà Tĩnh như vừa rồi. Nhiệm vụ to lớn của các DNNVV VN hiện nay là hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, chăm lo đời sống cho người lao động, tiếp tục mở rộng thị trường, tiếp cận thị trường xuất khẩu chứ không phải chạy theo, hô hào tẩy chay hàng hóa, khách hàng Trung Quốc.
“DNNVV Việt Nam đang có những yếu tố để vượt qua khó khăn, trỗi dậy phát triển. Nhưng do ảnh hưởng của căng thẳng Biển Đông đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của DN, trong đó có hoạt động thu hút đầu tư, hợp tác kinh doanh giữa DN trong nước và Trung Quốc.
Trong lúc này Hiệp hội DNNVV cố gắng nhận thức đúng đắn, trước mắt tập trung đẩy mạnh sản xuất thực hiện tốt hoạt động kinh doanh của mình. Hiệp hội đã có những tuyên truyền, kêu gọi công nhân, nhân viên các DN thể hiện lòng yêu nước một cách tích cực, biểu thị lòng yêu nước qua việc hoàn thành kế hoạch sản xuất đảm bảo chỉ tiêu kinh doanh của DN năm 2014”, ông Kiêm chia sẻ./.