Ông có thể chia sẻ những yếu tố tạo nên thành công cho Công ty TNHH Đông A Thiên Phát nói chung và thương hiệu Maxtop & Olasee nói riêng?
- Điều đầu tiên phải nói đến thế mạnh của dòng sản phẩm Maxtop & Olasee là chất lượng ổn định, độ tương thích rất tốt với đại đa số người tiêu dùng Việt Nam. Bộ phận kỹ sư của chúng tôi đã nghiên cứu và vận dụng linh hoạt quy trình sản xuất được chuyển giao từ Đức kết hợp với đặc tính địa phương để cho ra đời sản phẩm phù hợp với người Việt nhất.
Hơn nữa, chúng tôi đã đưa ra những chiến lược quyết định tạo nên thành công hiện tại của Maxtop và Olasee đó là: Chiến lược khác biệt hoá kênh phân phối; Chiến lược marketing đến khách hàng mục tiêu một cách rõ ràng; Chiến lược chất lượng (thành công sẽ đến khi sản phẩm có chất lượng thực sự, chúng tôi rất chú trọng đến đầu vào của nguyên liệu và không ngừng cải tiến quy trình sản xuất để sản phẩm ngày càng tốt hơn).
Bật mí của ông về những bước đi tiếp theo của Maxtop & Olasee trong thời gian tới?
- Chiến lược dài hạn trong thời gian tới của Maxtop & Olasee chính là xây dựng sản phẩm thân thiện và vì lợi ích cộng đồng. Chúng tôi đưa ra mục tiêu phấn đấu trở thành nhà sản xuất, phân phối sản phẩm chăm sóc tóc chuyên nghiệp số 1 Việt Nam hướng tới thị trường nước ngoài. Nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên mà Việt Nam có lợi thế để ngày càng khẳng định vị thế của thương hiệu Việt.
Trong các yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp không thể không nhắc tới “thuật dùng người”. Đối với ông, điều này có ý nghĩa thế nào?
- Thực ra “thuật dùng người” đối với một tổ chức, một doanh nghiệp hay với một quốc gia đều rất quan trọng. Ngay từ ngày xưa ông cha ta đã có câu nói “nhân tài là nguyên khí quốc gia” hay “nhân tài là tài sản của doanh nghiệp” nên “thuật dùng người” chắc chắn là rất cần thiết đối với doanh nghiệp của tôi nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.
Theo ông, điều gì là quan trọng nhất trong “thuật dùng người”?
- Nhận định riêng của cá nhân tôi thì điều quan trọng nhất của “thuật dùng người” là dùng được cái mạnh tránh cái yếu - “dùng trường, tránh đoản”. Nhân tài cũng có mặt mạnh, mặt yếu nên người lãnh đạo thì phải biết giúp họ phát huy tối đa sở trường và hạn chế sở đoản. Nhất là được dùng càng nhiều, mài dũa càng nhiều thì nó sẽ càng phát triển, càng tăng thêm ưu thế. Một ví dụ rất nghịch lý là có người đặt vào vị trí lãnh đạo thì làm rất tốt nhưng làm nhân viên thì rất tệ.
Trong “thuật dùng người”, ngoài việc giữ chân và phát huy tài năng của nhân viên thì còn phải biết “chấp nhận sự ra đi của họ”. Ông nhận xét gì về quan điểm này?
- Việc coi trọng nhân tài là điều tất nhiên nhưng việc “chấp nhận sự ra đi của họ” thì đôi khi người lãnh đạo cũng phải chấp nhận. Khi ta đã làm hết cách mà họ vẫn muốn ra đi thì không nên giữ nữa, tâm họ không có, hồn họ không còn ở công ty nữa thì có giữ lại làm việc cũng sẽ không hiệu quả. Cũng giống như câu chuyện trong tam quốc Từ Thứ khi về bên Tào Tháo nhưng hồn bên Lưu Bị thì cũng chẳng hiến kế nào cả.
Việc tuyển chọn nhân viên tại Công ty TNHH Đông A Thiên Phát có điểm gì đặc trưng, thưa ông?
- Đối với việc tuyển chọn nhân viên của doanh nghiệp, tôi quan trọng nhất là “chữ Tâm”. Nói thế này cho dễ hình dung, tôi quan niệm rằng một người với điểm năng lực là 10 điểm nhưng không có tâm huyết, không có tình yêu với công ty thì họ chỉ hoạt động được 50%. Nhưng với một người có điểm năng lực thấp hơn một chút là 9 điểm nhưng họ có tâm, có tình yêu với công ty thì sẽ cống hiến hết mình với 100% năng lực, bạn nghĩ ai sẽ hơn. Sau chữ tâm thì mới đến khả năng chuyên môn, tầm nhìn, sáng tạo, quyết đoán, phối hợp đội nhóm.
Đến thời điểm hiện tại cũng rất may mắn là tôi có được một đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo, chuyên môn tốt và đặc biệt có tình yêu với công ty.
Ngay từ ngày xưa ông cha ta đã có câu nói “nhân tài là nguyên khí quốc gia” hay “nhân tài là tài sản của doanh nghiệp” nên “thuật dùng người” chắc chắn là rất cần thiết đối với doanh nghiệp của tôi nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.