Ông Mạc Quốc Anh- Phó chủ tịch hiệp hội HANOSME. |
PV: Chào ông, ông có thể chia sẻ thêm những nhận định của mình về tầm quan trọng của hiến pháp, luật pháp trong doanh nghiệp?
Ông Mạc Quốc Anh : “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Sáu chữ “thiết thực, chất lượng, hiệu quả” là giá trị cốt lõi của pháp luật. Công tác xây dựng thực thi pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành và bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, gắn với nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý, đã trở thành nhiệm vụ mấu chốt của mỗi doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp thì sự cần thiết của hiểu biết pháp luật và việc tự giác nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật là điều kiện bắt buộc, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân cũng như tập thể doanh nghiệp.
Bên cạnh việc chấp hành quy định của pháp luật, thì các cơ quan lập pháp/hành pháp và bộ máy nhà nước cần phổ biến, nâng cao hơn ý thức trách nhiệm mỗi công dân, tập thể trong việc tham gia xây dựng, thực hiện các luật, pháp lệnh. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng".
PV : Với vai trò là Phó chủ tịch của hiệp hội, ông đánh giá như thế nào về hoạt động của các doanh nghiệp trong hiệp hội đối với việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
*. " Nhìn chung, các thành viên doanh nghiệp trong Hiệp hội luôn coi luật doanh nghiệp, luật kinh doanh là mục tiêu hàng đầu. Các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tuân thủ pháp luật đó là điều tiên quyết khi gia nhập thị trường.
Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều chấp hành đúng nghĩa vụ thuế và hải quan, BHXH chính sách với người lao động và tuân thủ pháp luật trong bảo vệ môi trường, an toàn an ninh trật tự xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm... "
PV: Hiệp hội đã có những chính sách tuyên truyền, vận động như thế nào để khuyến khích các doanh nghiệp trong hiệp hội chấp hành đúng quy định của pháp luật?
*. " Một là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có được cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp mà ngành Tư pháp là nòng cốt phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội và toàn dân.
Hai là, các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật dần dần đi vào nề nếp theo kế hoạch, chương trình cụ thể với nhiều hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với từng nhóm đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện của địa bàn thực hiện. Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai đồng bộ và mạnh mẽ trên nhiều địa bàn, DN ngày càng có điều kiện tìm hiểu pháp luật.
Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được xây dựng, củng cố. Bên cạnh đội ngũ cán bộ chuyên trách của ngành tư pháp, đã thu hút được một lực lượng đông đảo báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tham gia.Thực hiện tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong DN.
Bốn là, các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng và thiết thực với DN hơn như: Tuyên truyền miệng; biên soạn tài liệu phổ thông dưới dạng hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng câu lạc bộ pháp luật; tủ sách pháp luật doanh nghiệp, thông qua tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý... đã và đang được triển khai mạnh mẽ".
PV: Theo Ông, liệu có những khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về luật doanh nghiệp không?
*. " Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014, được đánh dấu là sự quyết tâm cải cách pháp luật của Nhà nước và thể hiện ý chí của cộng đồng kinh doanh. Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại đang gây nhiều khó khăn không chỉ là nội dung một số quy định của những luật này chưa thật sự phù hợp mà còn là các văn bản pháp luật được ban hành trước thời điểm các Luật này có hiệu lực vẫn chưa được hoàn thiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với những cải cách của luật này. Điều này đang gây nên sự chậm trễ, ách tắc và khiến các các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lo ngại.
Văn bản pháp luật còn quá nhiều và chồng chéo, DN không thể cập nhật hết được nên dễ bị vi phạm như chính sách thuế, hải quan...do vậy DN hiện nay thuê tư vấn thuế để tránh những thiếu sót vì họ có chuyên môn sâu, và thuê cả dịch vụ Hải quan cho DN".
PV: Được biết, bên cạnh việc chấp hành đúng quy định của pháp luât, hiệp hội đã có nhiều những hoạt động từ thiện đóng góp cho xã hội. Ông có thể chia sẻ nhiều hơn cho độc giả về những hoạt động này?
*. " Đúng vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và chăm lo đời sống vật chát và tinh thần cho người lao động. Hiệp hội thường xuyên quan tâm đến công tác uống nước nhớ nước nhớ nguồn tri ân với những người có công với đất nước và công tác từ thiện cho người nghèo trong xã hội.
Hoạt động từ thiện của Hiệp hội |
Hoạt động từ thiện là môt trong những nhiệm vụ được Hiệp hội chú trọng, và luôn được cộng đồng DN quan tâm tham gia đóng góp ủng hộ. Nhiều hoạt động được thành lập ra và duy trì trong thời gian dài như qũy vì người nghèo và nạn nhân chát độc gia cam, tết cho người nghèo... tấm lòng đóng góp của các nhà hảo tâm hay doanh nghiêp trong hiệp hội giá trị hàng năm lên tới gần 10 tỷ đồng. Đó là con số mà chúng tôi những người trong ban chấp hành Hiệp hội rất tự hào và luôn lấy làm mục tiêu phấn đấu đóng góp một phần cho sự phát triển của xã hội".
PV: Cảm ơn ông về buổi chia sẻ !