'Phù phép' bãi lốp xe cũ thành nơi ở cho 400.000 người trị giá 3,3 tỷ euro

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 42 triệu lốp xe đổ tại các bãi cát của Kuwait đang được tái chế để giải quyết vấn đề rác thải của đất nước và nhường chỗ cho một thành phố thông minh, tập trung vào công nghệ xanh đầu tiên ở Trung Đông.
Bãi rác lốp xe cũ và thành phố thông minh trong tương lai. Ảnh: AFP và Korea Land and Housing Corp.
Bãi rác lốp xe cũ và thành phố thông minh trong tương lai. Ảnh: AFP và Korea Land and Housing Corp.

Gần một triệu phương tiện đã tăng thêm ở Kuwait từ năm 2010 đến năm 2019, tạo ra một loạt các mối quan tâm về môi trường, trong đó có việc xử lý lốp xe cũ. Lốp xe là nguồn vi nhựa đại dương không ngờ tới và tạo ra bụi độc hại mà ngay cả ô tô điện cũng không thể tránh được. Cấu tạo cồng kềnh của chúng cũng khiến chúng cực kỳ khó xử lý đúng cách, đó là nguyên nhân dẫn đến những bãi lốp xe cũ của Kuwait.

Cư dân ở các vùng ngoại ô của quốc gia này từ lâu đã thất vọng vì hàng núi lốp xe tạo ra những đám khói đen độc hại khi bị thiêu hủy. 17 năm tồn tại các núi lốp xe này đã xảy ra hàng loạt vụ cháy lớn và tạo ra nguy cơ môi trường to lớn cho người dân.

Nhưng trong tháng này, nỗ lực di dời tất cả các lốp xe đến một địa điểm mới tại al-Salmi, gần biên giới Ả Rập Xê Út, đã được hoàn thành.

Một công nhân xử lý lốp xe đã qua sử dụng sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế. Ảnh: AFP

Một công nhân xử lý lốp xe đã qua sử dụng sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế. Ảnh: AFP

Một nhà máy do Công ty tái chế Thương mại Tổng hợp Toàn cầu EPSCO điều hành hoạt động tại đó sẽ cắt nhỏ từng chiếc lốp trước khi ép chúng thành gạch lát sàn sân chơi. Nhà máy chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng 1/2021 nhưng có kế hoạch lớn là xuất khẩu sang các nước láng giềng trên Vịnh Ba Tư. Nếu thành công, họ có thể tái chế 3 triệu lốp xe mỗi năm.

Alaa Hassan, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của EPSCO cho biết: “Nhà máy đang giúp ích cho xã hội bằng cách làm sạch những chiếc lốp xe cũ bị vứt bỏ và biến chúng thành sản phẩm tiêu dùng".

25.000 ngôi nhà mới sẽ được xây dựng trên địa điểm từng là bãi lốp xe cũ chất cao như núi như một phần trong kế hoạch của Kuwait nhằm tạo ra một “thành phố thông minh” - Thành phố Nam Saad Al Abdullah. Thành phố sẽ cung cấp chỗ ở cho 400.000 người dân này được coi là nơi phát triển đầu tiên của Trung Đông tập trung vào công nghệ xanh, thông minh.

Bộ trưởng Dầu mỏ Mohammed al-Fares cho biết: “Chúng tôi đã chuyển từ một giai đoạn khó khăn với đặc điểm là rủi ro môi trường lớn. Hôm nay khu vực này sạch sẽ và tất cả lốp xe đã được dỡ bỏ để bắt đầu khởi động dự án thành phố Saad Al-Abdullah.”

Dự án trị giá 3,3 tỷ euro, kéo dài 30 năm là một phần của tầm nhìn rộng lớn hơn nhằm biến khu vực ô nhiễm môi trường này thành trung tâm thương mại và du lịch, giúp địa phương cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ.