Ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn”

(PLVN) -  Ngày 5/10, tại Nhà sách Phương Nam Cần Thơ đã diễn ra buổi ra mắt sách “Văn hóa khăn rằn” (NXB Văn học) của nhà nghiên cứu Nhâm Hùng. Đây được đánh giá là công trình đặc biệt đề cập đến khăn rằn và văn hóa khăn rằn – nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Sách gồm 3 phần: “Khăn rằn những chặng đường xưa…”, “Khăn rằn trong hoạt động văn hóa - du lịch”, “Báo chí và tình yêu khăn rằn”.

Khách mời đến vởi buổi ra mắt sách đều được tặng một chiếc khăn rằn choàng cổ như một hình thức lan tỏa "Văn hóa khăn rằn"

Với dung lượng hơn 150 trang, nhà nghiên cứu Nhâm Hùng đã khái quát về hành trình gắn bó của khăn rằn với người dân Nam Bộ từ hoạt động nông nghiệp đến ra phố, chợ, cộng đồng và gắn bó với cán bộ, chiến sĩ trong thời chiến.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng chia sẻ về "đứa con tinh thần" của mình

Trong đời sống hiện đại, khăn rằn được tô điểm thêm màu sắc mới khi xuất hiện ở những không gian, môi trường khác nhau như: sân khấu, điện ảnh, cuộc thi nhan sắc…

Ông Nguyễn Khánh Tùng - Viện trưởng Viện Kinh tế Xã hội TP Cần Thơ chia sẻ cảm nhận về sách "Văn hóa khăn rằn"

Đặc biệt, khăn rằn còn là một nét đặc trưng của Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng để giới thiệu, quảng bá đến bạn bè quốc tế và trong nước. Bên cạnh đó, nội dung sách còn giới thiệu nhiều bài báo viết về khăn rằn ở những góc độ và cảm nhận khác nhau. Tất cả đều tôn vinh thêm giá trị của khăn rằn trong văn hóa và đời sống cư dân Nam Bộ.

Sách "Văn hóa khăn rằn" vừa được ra mắt

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng cho biết, khăn rằn là một nét đặc trưng và gắn bó mật thiết với đời sống người dân Nam Bộ.

Nhà báo Vũ Thống Nhất chia sẻ và tâm đắc với quyển sách mới của nhà nghiên cứu Nhâm Hùng

“Khăn rằn chỉ là một vật dụng nhỏ nhưng có giá trị rất lớn về văn hóa và gắn liền với đời sống người dân thời khẩn hoang, thương hồ chợ nổi, người lính chiến trường... Đặc biệt, khăn rằn được 4 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm đều sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng ký tặng sách và giao lưu với bạn đọc

Theo nhà nghiên cứu Nhâm Hùng, có nhiều cơ duyên thôi thúc ông viết sách về đề tài này. Trong quá trình thực hiện lại nhận thấy nhiều cá nhân có niềm đam mê, tâm huyết với khăn rằn, đặc biệt là giới trẻ.

Nhà nghiên cứu Nhâm Hùng ký tặng sách cho thầy và trò của Nhóm Rằn (Trường Đại học FPT Cần Thơ)

Buổi ra mắt sách đã lan tỏa không gian và văn hóa khăn rằn đến với đông đảo bạn đọc

Đó cũng là một trong những động lực giúp ông hoàn thành quyển sách này. Ông cũng kỳ vọng, không riêng gì khăn rằn mà tất cả các giá trị văn hóa tốt đẹp của Nam Bộ của ĐBSCL sẽ được giới trẻ tiếp thu, cảm nhận, gìn giữ và lan tỏa mạnh mẽ trong thời gian tới.