Sắp diễn ra Hội nghị Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(PLVN) - Ngày 26/11 tới, tại Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng sẽ chủ trì Hội nghị Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.                  
Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì họp báo.

Thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đưa ra tai cuộc họp báo vừa tổ chức chiều nay - 23//11.

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số Bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND và đại diện các sở, ban ngành của các các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL.

Nội dung chính của Hội nghị là giới thiệu về nội dung chính của dự thảo Quy hoạch vùng ĐBSCL và thảo luận về các vấn đề lớn, có tính chiến lược định hình sự phát triển của vùng ĐBSCL cho giai đoạn phát triển dài hạn với tầm nhìn đến năm 2050. 

 Thứ trưởng Bộ kH&ĐT Trần Quốc Phương

Tại cuộc hợp báo, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, quy hoạch vùng ĐBSCL là quy cấp vùng là tuân thủ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14.

“Thực hiện Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 /11 /2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ KH&ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 31/7 /2020 của Thủ tướng Chính phủ”- Thứ trưởng cho hay.

Trên cơ sở nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với Tư vấn tiến hành phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL; xây dựng quan điểm, mục tiêu và các định hướng ưu tiên phát triển Vùng.

“Để xây dựng nội dung quy hoạch, Bộ KK&ĐT đã tổ chức 17 cuộc hội thảo, 12 cuộc họp chính thức với Bộ, ngành, địa phương trong vùng ĐBSCL và nhiều hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia trong nước, quốc tế.  Trong đó có 3 hội thảo chuyên đề (Về tài nguyên nước; Phân vùng phát triển của ĐBSCL; Kết cấu hạ tầng ĐBSCL). Đây là những hội thảo khung định hướng chung phát triển ĐBSCL, để hình dung hướng đi và mục tiêu chiến lược của vùng ĐBSCL trong thời gian tới.” - Thứ trưởng cho biết thêm.

Lãnh đạo Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, quy hoạch vùng ĐBSCL là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch. Chính vì vậy, quá trình tham vấn ý kiến, đặc biệt là ý kiến của các địa phương trong vùng ĐBSCL là hết sức cần thiết và có ý nghĩa để bản quy hoạch phản ánh đúng nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong vùng, thực sự giúp tháo gỡ những vấn đề nút thắt phát triển, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình lập và triển thực hiện quy hoạch.

“Đến giờ phút này bản Dự thảo quy hoạch đã xong. Điều cơ bản là đảm bảo sự đồng thuận cao nhất từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là của 13 địa  phương trong vùng. Vì vậy, thội thảo mời lãnh đạo của 13 địa phương này tham dự. Ý kiến của các địa phương là hết sức quan trọng để Bộ và cơ quan tư vấn hoàn thiện dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.”- Thứ trưởng khẳng định.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, sau Hội nghị này Bộ KH&ĐT sẽ có cuộc hội thảo với các Bộ ngành. “Bộ KH&ĐT nỗ lực tối đa để trình Chính phủ Dự thảo trong  tháng 12 này!”- Thứ trưởng Đỗ Quốc Phương quả quyết. 

Ông cho bày tỏ kỳ vọng quy hoạch ĐBSCL là hình mẫu để xây dựng các bản quy hoạch khác trong cả nước…

6 vấn đề còn có ý kiến khác nhau

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quóc Phương cho biết, qua quá trình tham vấn ý kiến Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia, đa số ý kiến thống nhất với quan điểm phát triển vùng ĐBSCL trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng về nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh, phát huy tiềm năng và lợi thế của các ngành kinh tế biển; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chống chịu thiên tai và thích ứng với BĐKH; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước theo phương châm “sống chung với nước ngọt, nước lợ và nước mặn".

Tuy nhiên, còn có ý kiến khác nhau về một số vấn đề chính:

- Thứ nhất là việc xác định vai trò, vị thế của vùng ĐBSCL trong tổng thể phát triển quốc gia, quốc tế và đặc biệt là mối quan hệ với các nước trong ASEAN, vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh.

- Thứ hai là về phương án phân tiểu vùng;

- Thứ ba là về việc giảm đất trồng lúa;

- Thứ tư là về phát triển thủy sản; 

- Thứ năm là về các trung tâm đầu mối;

- Thứ sáu là về định hướng phát triển đô thị.

Đọc thêm