Sau 15 năm hạ tầng, đô thị Hà Nội ‘tỏa sáng’

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Từ công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông cho đến chung cư cao tầng phát triển mạnh mẽ... diện mạo Thủ đô Hà Nội đã thay đổi ngoạn mục.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu so sánh Hà Nội hiện nay với 15 năm trước sẽ thấy được sự khác biệt lớn, để cho thấy “định nghĩa” trung tâm đã thay đổi bừng sáng, hiện đại và năng động.

Trước khi hạ nầng còn nghèo nàn, chung cư nhỏ hẹp, xập xệ

Trước khi hạ nầng còn nghèo nàn, chung cư nhỏ hẹp, xập xệ

Hà Nội 15 năm trước chưa có cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì và Nhật Tân. Việc tiếp cận từ nội thành sang bên kia sông Hồng phụ thuộc vào 2 cây cầu chính là Thăng Long và Chương Dương. Còn cầu Long Biên chủ yếu phục vụ đường sắt. Do đó, việc đi lại từ nội thành sang các khu vực Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn… khá khó khăn.

Đến nay đã có nhiều công trình lớn như, đường vành đai 3 trên cao, hầm chui Đại Cồ Việt, vành đai 2 đoạn Trần Khánh Dư đến Voi Phục, đường Võ Nguyên Giáp, đại lộ Thăng Long đã được xây dựng hiên đại, to đẹp.

Những năm trước, khi cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đường sá còn chưa được mở rộng, việc di chuyển rất khó khăn. Do đó, tâm lý chung của nhiều người là ngại di chuyển. Đó cũng là nguyên nhân khiến tâm lý mua nhà ngại xa, chỉ cần gần trung tâm.

Tuy nhiên, hiện tại, hệ thống hạ tầng đường sá ngày càng được mở rộng, thông thoáng. Việc di chuyển từ trung tâm thành phố đến các khu vực khác rất dễ dàng, không mất quá nhiều thời gian.

Từ những khu đô thị ven đô, cư dân có thể dễ dàng di chuyển vào trung tâm thành phố trong khoảng 30-40 phút. Đây là khoảng thời gian khá ngắn, đổi lại, gia chủ được tận hưởng không gian sống hoàn toàn khác biệt từ những khu đô thị, nhà ở cao tầng, chung cư cao cấp…

Có thể nói, việc đầu tư cho hạ tầng 15 năm qua đã giúp Hà Nội gặt hái được nhiều kết quả lớn ngày hôm nay. Những con đường, những cây cầu mở ra quỹ đất mới, khu đô thị mới, vùng động lực phát triển mới.

Trước kia, ít ai nghĩ Long Biên, Đông Anh hay Gia Lâm lại có những khu đô thị lớn như hiện nay. Những khu đô thị như Vinhomes Riverside, Vinhomes Ocean Park cho thấy, cái nhìn hoàn toàn khác về khu ngoại ô. Trước kia, cũng ít ai nghĩ đến việc mua nhà tại Hoài Đức, Từ Liêm, Hà Đông… Tuy nhiên, hiện tại cái nhìn đã thay đổi.

Tổng quan về khung cảnh của Hà Nội, đang hình thành các trung tâm mới, kéo giãn dân đô thị hiện tại, theo đúng định hướng phát triển đô thị vệ tinh của thành phố. Để từ đó, trong tương lai, thành phố sẽ có thêm nhiều “trung tâm” đáng sống cho người dân.

Những khu đô thị mới hiện đại mọc lên nhanh chóng tạo ra chất lượng sống mới cho người dân thủ đô, đồng thời gần hình thành các trung tâm mới ở cả phía đông và phía tây thành phố. Đây được coi là xu hướng tất yếu của các khu đô thị trên thế giới, khi theo chiều hướng đa cực.

Đến nay nhiều quận, huyện đã và đang được xây dựng hạ tầng, tiện ích không thua kém Vinhomes Ocean Park ở phía Đông. Nơi đây có thể hình thành một không gian sống đa quốc gia, với nhiều người từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… đến làm việc, sinh sống.

Trong tương lai, khu vực phía tây thành phố sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 5 Hòa Lạc - Văn Cao đi dọc đại lộ Thăng Long, giúp việc di chuyển đến các khu vực khác trong thành phố dễ dàng hơn nữa.

Như vậy, chỉ sau 15 năm, Hà Nội đã thay đổi ngoạn mục và phát triển đa cực, đồng bộ, giúp nâng cao đời sống người dân và tạo ra các trung tâm phát triển mới. Dự báo trong tương lai, xu thế này sẽ còn mở rộng và ngày càng giúp thủ đô hiện đại, năng động hơn.

Đọc thêm