Sống gần nhà máy nước vẫn “khát”

Nhà máy nước Khe Dọc được khởi công xây dựng vào năm 2008, đến tháng 5/2012 công trình hoàn thành và được bàn giao cho Hợp tác xã  Khe Dọc để cung cấp nước cho người dân phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa được lâu khi người dân phải thất vọng khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề...

Nhà máy nước Khe Dọc được khởi công xây dựng vào năm 2008, đến tháng 5/2012 công trình hoàn thành và được bàn giao cho Hợp tác xã  Khe Dọc để cung cấp nước cho người dân phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa được lâu khi người dân phải thất vọng khi nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề...

Đập Khe Dọc nước trong  xanh (ảnh trên) nhưng khi nước  máy về tới nhà dân thì bẩn, có  màu vàng như C sủi và giá thì  thu theo giá của Nhà máy nước  Hồng Lĩnh
Đập Khe Dọc nước trong xanh nhưng khi nước máy về tới nhà dân thì bẩn, có màu vàng như C sủi và giá thì thu theo giá của Nhà máy nước Hồng Lĩnh

Trung Lương vốn là vùng đất thiếu nguồn nước sạch, bởi nguồn nước nơi đây bị nhiễm phèn nặng.Người dân sử dụng nguồn nước chính đó là từ dòng sông Minh (một nhánh của sông La - nhưng nguồn nước bị ô nhiễm). Người dân phải tìm dủ cách để có được nguồn nước sinh hoạt tuy vậy những công trình như giếng đào, giếng bơm có độ sâu hàng chục mét vẫn không thể hạn chế được tình trạng nhiễm phèn.

Dù vậy, từ xưa đến nay, người dân nơi đây vẫn phải sử dụng nguồn nước này, dù biết nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn rất lớn. Trước thực trạng đó, công trình nhà máy nước Khe Dọc đã khai xây dựng tại đây, với mục đích cấp nước sạch cho dân. Khi công trình hoàn thành, người dân nơi đây đã phải chấp nhận một thực tế trớ trêu, đó là không hiểu vì lý do gì mà nước của nhà máy cấp cho dân luôn trong tình trạng màu vàng như C sủi và có mùi nồng nặc. Thế nên hàng ngàn hộ dân vẫn “khát” bên cạnh công trình nước sạch mà mình từng mơ ước.                    

Thị xã Hồng Lĩnh có 6 đơn vị hành chính gồm 5 phường, một  xã, có hai nhà máy cung cấp nguồn nước sạch là nhà máy xử lý nước sạch Suối Tiên và nhà máy xử lý nước sạch Khe Dọc. Nhà máy nước Khe Dọc được xây dựng riêng để cung cấp nước sinh hoạt cho 1.300 hộ dân  phường Trung Lương và Cụm CN-TTCN, làng nghề truyền thống của phường.  

Hồ chứa nước Khe Dọc, có diện tích lưu vực 1,27 km2, dung tích chứa nước là 0,8 x 106 m3. Đây là công trình thuộc dự án JIPIC của Nhật Bản, với tổng số vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, do UBND thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư; đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty CP tư vấn thiết kế Sông Lam (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân).        

Một hộ dân sống gần nhà máy cho biết: “Nước ở đây bơm lên có màu vàng giống như nước viên C sủi, để lâu có một lớp váng màu vàng. Nhà tui trước có lắp hệ thống ống dẫn nước nhưng sau không dám dùng, phải khoan cái giếng để lấy nước”.

Dù biết là nước bị bẩn, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng những người dân nơi đây vẫn phải sử dụng để tắm giặt thậm chí để nấu ăn. Người dân cho biết nước máy Khe Dọc có lúc bơm, nước đổi màu 2 lần đến 3 lần, đôi lúc nước đang trong bỗng chuyển sang màu vàng đôi lúc còn có bùn đất.

Thế nhưng giá nước thì vẫn thu giá nước sạch như nhà máy nước Hồng Lĩnh.Vì sợ mang bệnh nên nhiều gia đình tkhông dám dùng nước máy để sinh hoạt mà phải đi xin nước, hứng nước mưa, thậm chí nhiều người còn đến các làng bên cạnh của phường Đức Thuận để mua nước về dùng.                                             

Người dân Trung Lương phải dùng nước sông Minh, dù biết rằng nguồn nước này đang bị ô nhiễm
Người dân Trung Lương phải dùng nước sông Minh, dù biết rằng nguồn nước này đang bị ô nhiễm

Ông Nguyễn Duy Đăng - Chủ tịch UBND phường Trung Lương cũng thừa nhận có hiện trạng như trên: “Nhà máy xử lý nước Khe Dọc vừa được đưa vào sử dụng được hơn 2 tháng, nhưng hiện tại không hiểu vì lý do gì mà nước lại có màu vàng đục và có mùi hơi khó chịu như vậy”.

Ông Kiều Đình Đường - Chủ nhiệm HTX nước Khe Dọc cho biết: “Khi đưa vào bể lọc của nhà máy thì nước rất trong nhưng sau khi xử lý theo ống dẫn tới các hô dân thì nước lại chuyển sang màu vàng và có mùi như vậy. Hiện tại, chúng tôi đang làm việc với các cơ quan, ban ngành để tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân để xử lý”. Ông Đường cho biết thêm, sau khi nhận được phản ánh của HTX, Trung tâm y tế dự phòng Hà Tĩnh đã từng về lấy mẫu nước ở đập Khe Dọc để kiểm tra và kết quả hoàn toàn bình thường?                          

Trước thực trạng trên mong rằng nhà máy nước Khe Dọc phối họp với các quan chức năng sớm có giải pháp xử lý để người  dân Trung Lương không phải chịu cảnh “khát nước” khi có nhà máy nước ngay bên cạnh.

Phan Quyên

Đọc thêm