Thời điểm không được cúng ông Công ông Táo

(PLVN) - Theo chuyên gia phong thủy, Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp. Tuy nhiên, trong ngày này, lại có những khung giờ không được cúng ông Công ông Táo.

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12 giờ vì vậy tùy theo điều kiện thời gian, công việc của từng nhà có thể cúng ông Táo vào sáng, trưa, tối những ngày từ 20, đến 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Theo các chuyên gia văn hóa giân gian, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Gia đình nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp,

Theo quan niệm của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo nhằm mục đích tiễn các vị Thần cai quản bếp núc trong nhà lên trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng việc làm tốt và chưa tốt của con người trong năm qua.

Theo Lịch vạn niên, năm Giáp Thìn 2024, ngoài ngày 23 tháng Chạp được đánh giá đẹp nhất để tiến hành cúng Táo Quân thì còn ngày 21 và 20 tháng Chạp cũng được xem là cát lành.

Ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 22/2 Dương lịch) có các khung giờ đẹp để tiến hành cúng ông Công ông Táo gồm giờ Mão (5-7h).

Ngày 21 tháng Chạp nên làm lễ vào giờ Mão (5-7h), giờ Tị (9-11h) hoặc giờ Thân (15-17h).

Ngày 20 tháng Chạp có các khung giờ đẹp là giờ Mão (5-7h), giờ Ngọ (11-13h), giờ Thân (15-17h) và giờ Dậu (17-19h).