Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam lại xuất hiện thêm 1000 sản phẩm TPCN mới được “đổ” ra thị trường, “móc túi” người tiêu dùng, thậm chí “gây họa” cho sức khỏe người bệnh.
Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), hiện nay Việt Nam có tới 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) các loại và có 1.800 doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các mặt hàng TPCN. Đặc biệt số lượng TPCN được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước khác nhau ngày càng tăng và rất khó kiểm soát chất lượng cũng như đánh giá về hiệu quả của các loại TPCN này, theo giáo sư việc quản lý TPCN ở nước ta hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa?
Thông tư số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 về việc “Hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm”.
Thông tư số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc – thực phẩm”
Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ 1/7 năm 2011, cho đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về quản lý thực phẩm chức năng ở Việt Nam ngoài các văn bản kể trên. Do thiếu chế tài xử lý nên thời gian qua một số cơ sở làm ăn không chân chính, vì chạy theo lợi nhuận đã cố tình vi phạm các quy định, đặc biệt là vi phạm quy định về ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm chức năng.
Một số vi phạm trong kinh doanh thực phẩm chức năng như: Ghi nhãn sản phẩm có công hiệu như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng không đăng ký nội dung quảng cáo, hoặc có đăng ký nội dung quảng cáo nhưng khi quảng cáo lại quảng cáo với nội dung không đúng như đã đăng ký. Đặc biệt có một số trường hợp tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh dẫn đến tình trạng một số người tiêu dùng sản phẩm hiểu nhầm về công dụng của nhóm sản phẩm này.
Để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng và việc quản lý sản phẩm TPCN đi vào nề nếp, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để sớm ban hành. Hiện nay Bộ Y tế đang soạn thảo và sẽ ban hành thông tư về thực phẩm chức năng với nội dung mang tính hội nhập và kiểm soát TPCN toàn diện hơn.
Để kiểm soát chất lượng và hiệu quả của TPCN được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu, Bộ Y tế đang dự thảo để ban hành Thông tư quản lý về TPCN.
Theo dự thảo thông tư, có mấy điểm đáng chú ý như sau:
- Đối với TPCN sản xuất trong nước: Các Doanh nghiệp, Công ty muốn sản xuất TPCN thì cơ sở phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Các sản phẩm TPCN phải được chứng nhận về chất lượng, hiệu quả và an toàn cho người sử dụng tại Cục An Toàn Thực Phẩm Bộ Y tế.
- Đối với TPCN nhập khẩu: Sản phẩm TPCN phải được công bố tiêu chuẩn và được chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục ATTP - Bộ Y tế.
- Đối với thực phẩm chức năng mới, có thành phần mới cũng như có công bố hỗ trợ điều trị các bệnh thì phải đánh giá lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn thông qua các nghiên cứu được phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở do Bộ Y tế chỉ định.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Thực phẩm đã ban hành. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và giám sát các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thực hiện các qui định của Thông tư này.
Tuy nhiên, việc Bộ này giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đơn vị “hậu kiểm” khi thực hiện thông tư nói trên khiến dư luận lo ngại bởi nếu được quản lý như thực phẩm thông thường, TPCN vẫn có kẽ hở để “bóp méo, thổi phồng”, thậm chí lừa đảo người mua.
Thực tế, tại nhiều nước trên thế giới, việc quản lý thực phẩm chức năng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tại Nhật Bản, lần đầu tiên quy định về TPCN trong “Luật cải thiện dinh dưỡng” vào năm 1991. Năm 1996 đã sửa đổi cách phân loại TPCN và đã ban hành được tiêu chuẩn 13 loại Vitamin là thực phẩm dinh dưỡng. Năm 2001 quy định hệ thống TPCN công bố về y tế và năm 2005 sửa đổi bổ sung. Tại Mỹ, luật về TPCN được ban hành từ năm 1994. Cũng như các nước phát triển đang sản xuất nhiều TPCN như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ...; TPCN cũng được chia làm làm nhiều loại với mức độ kiểm soát về chất lượng cũng như hiệu quả, độ an toàn có khác nhau. Có loại chỉ đăng ký tiêu chuẩn và công bố tác dụng, nhưng có loại phải qua thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả và độ an toàn .
Thiết nghĩ, Bộ Y tế cần cân nhắc kinh nghiệm quốc tế trong quá trình soạn thảo và thực thi thông tư quản lý TPCN trong giai đoạn đầu như hiện nay.