Chế độ ăn cho người mắc bệnh Parkinson

(PLO) - Không có tính chất trị bệnh, nhưng chế độ ăn sẽ có tác dụng tích cực đối với người bị mắc bệnh Parkinson.
Chế độ ăn cho người mắc bệnh Parkinson

Bột mì. Trong bột mì có chứa một lượng dồi dào vitamin tổng hợp, khoáng chất và chất xơ. Người bị bệnh Parkinson thường có triệu chứng táo bón, trong khi đó chất xơ lại rất hiệu nghiệm trong việc giảm bớt táo bón.

Bột mì có thể chế biến thành các sản phẩm như bánh mì, mì ống...

Cùng với bánh mì, các loại loại ngũ cốc nguyên cám bao gồm lúa mạch, yến mạch, gạo nâu, lúa mì nguyên chất và bắp rang,… cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, tốt cho người mắc bệnh Parkinson.

Thực phẩm giàu chất đạm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thuộc tổ chức bệnh Parkinson − Karol Traviss, mặc dù protein có vai trò quan trọng trong hầu hết các chế độ ăn kiêng, nhưng một số người mắc bệnh Parkinson chỉ cần một lượng protein vừa phải để đảm bảo không ảnh hưởng hay tác động đến việc dùng thuốc Levodopa – thuốc điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ ăn một lượng thịt vừa phải trong các bữa ăn hằng ngày.

Đậu tằm (đậu fava):. Đây là một loại cây họ đậu bổ dưỡng có lợi cho bệnh nhân Parkinson.  Các loại đậu này cung cấp ít chất béo và protein hơn thịt nhưng lại cung cấp lượng chất xơ vô cùng phong phú. Đậu fava có chứa một lượng Levodopa tự nhiên, tốt cho các bệnh nhân Parkinson, nhưng ăn quá nhiều đậu fava có thể dẫn đến dư thừa Levodopa, đồng thời lại bất lợi với một số loại bệnh khác như bệnh thiếu men G6PD. 

Đường. Đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, việc cung cấp đường cũng như duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể là điều rất cần thiết. Đường có thể cung cấp calo cho cơ thể nhưng nó lại rất ít chất dinh dưỡng. Do đó, bạn hãy tránh ăn quá nhiều đường và đừng để nhà bếp của bạn có đầy những thức ăn vặt vặt như bánh kẹo, bánh quy và nước ngọt.

Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa. Khi các tế bào não không còn kiểm soát được vận động của cơ bắp, con người sẽ đi đứng khó khăn, cử động chậm chạm, tay chân run cứng. Khi bệnh tiến triển, nó phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu hụt dopamine, một chất truyền thần kinh có thể gửi tín hiệu lên não để điều khiển vận động. 

Dấu hiệu của bệnh: 

Tính cách thay đổi

Chậm chạm trong phối hợp các hoạt động

Giảm cảm giác về mùi (Người mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh không có khả năng phân biệt mùi dưa chua, mùi cay, hoặc các mùi thối....Họ không phân biệt được rõ ràng hoặc khứu giác ngày càng suy giảm khi bệnh nặng)

Hay xuất hiện các vấn đề đường ruột

Đau vai

Mệt mỏi

Thay đổi chữ viết tay (Những con chữ sẽ đột nhiên nhỏ đi hoặc viết sít hơn....)

Run nhẹ

Gặp vấn đề khi di chuyển

Rối loạn giấc ngủ

Mất đi sự cân bằng

Ngất xỉu

Thay đổi trong giọng nói

Liệt cơ mặt

Tính khí thất thường

Đọc thêm