Cứu con bị hóc: Bất cứ phụ huynh nào cũng không được bỏ qua!

(PLO) - Thạch, kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt hướng dương... là những món ăn vặt được nhiều gia đình sắm Tết, nhưng cũng là thủ phạm khiến trẻ bị sặc, nghẹn.
Cứu con bị hóc: Bất cứ phụ huynh nào cũng không được bỏ qua! ảnh 1
PGS Nguyễn Tiến Dũng hướng dẫn cách sơ cứu khi bị hóc dị vật

Trước đó, Bệnh viện Nhi trung ương từng cấp cứu cho một bé trai hơn 2 tuổi bị hóc hạt vải may mắn thoát chết vì mẹ biết cách xử trí.

Mẹ cháu bé kể lại: “Dù khi ấy vô cùng sợ hãi nhưng tôi chợt nhớ đến kỹ thuật xử trí dị vật đã từng được xem trên ti vi do các bác sỹ hướng dẫn. Tôi liền cho cháu nằm sấp, đầu thấp xuống, đồng thời vỗ vào lưng, sau đó cho cháu nằm ngửa và ấn vào vùng ngực của bé mấy nhát.

Sau khi thực hiện 2 động tác trên, hạt vải đã bật ra ngoài, sau đó cháu khóc to, đỡ khó thở và tím tái”.

Đây là một trong những trường hợp may mắn được sơ cứu đúng cách để lấy dị vật ra. Chính vì thế, việc lấy dị vật ra cho trẻ rất quan trọng, có thể cứu con bạn thoát chết ngay trong gang tấc.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nỗi lo trẻ bị học dị vật không thể tránh khỏi. Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, ngày tết, tai nạn sinh hoạt ở trẻ em tăng lên, trong đó có hóc dị vật.

Các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc, bảo vệ trẻ cẩn thận. Không cho trẻ ngậm các loại kẹo, các loại hạt như hướng dương, hạt bí, hạt dẻ cười… để tránh nguy cơ trẻ bị hóc dị vật đường thở.

Trẻ bị học dị vật đường thở là có một vật lạ rơi vào đường thở, thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa cười, hoặc bú bình, ăn không đúng cách dẫn đến sặc và dễ sặc vào đường thở.

Tâm lý nhiều ông bố bà mẹ vào ngày Tết muốn con ăn nhanh nên đôi khi con khóc vẫn ép ăn. Điều này rất nguy hiểm bởi vì trẻ rất dễ sặc thức ăn vào thực quản và xuống phế quản.

Cứu con bị hóc: Bất cứ phụ huynh nào cũng không được bỏ qua! ảnh 2
Thấy trẻ tím tai cần đặt úp trẻ xuống ngay

Thứ hai, vật dễ sặc tiếp theo là thuốc viên, các loại quả có hạt như hạt nhãn, hạt vải hoặc sặc thạch.

Dấu hiệu nhận biết nhanh nhất đó là trẻ đang khoẻ mạnh, chơi đùa bình thường nhưng đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, khó thở.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật ở hai trường hợp có thể nhận biết như sau: Nếu nhìn da của trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, không khó thở thì đưa trẻ tới bệnh viện ngay để gắp dị vật.

Trong trường hợp trẻ tím tái khó thở không khóc được cần phải sơ cứu ngay.

Áp dụng các biện pháp sơ cứu với trẻ dưới hai tuổi: Nếu trẻ đang bế trên tay thì cho trẻ nằm sấp xuống. Trẻ nặng quá thì đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái.

Cứu con bị hóc: Bất cứ phụ huynh nào cũng không được bỏ qua! ảnh 3
Vị trí để vỗ tay vào lưng trẻ.

Sau đó, dùng gốc bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa 2 xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở tím tái, dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào vùng ½ dưới xương ức 5 cái.

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục lật đứa trẻ lại vỗ lưng. Luân phiên giữa vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi di vật rơi được ra thì thôi.

Đối với người lớn và trẻ lớn, sử dụng nghiệm pháp Heimlich

Cứu con bị hóc: Bất cứ phụ huynh nào cũng không được bỏ qua! ảnh 4
Phương phápHeimlich

Trẻ còn tỉnh:

- Đứng sau lưng trẻ vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ.

- Nắm chặt bàn tay thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

- Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên, mạnh nhanh.

- Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi ra ngoài

Đọc thêm