Trốn nợ hơn 300 triệu mua hạt điều?
Theo cáo trạng, ông Sơn và bà Tiên quen biết nhau từ đầu năm 2014. Biết bà Tiên bán hạt điều nhân trắng, ngày 22/9/2014, ông Sơn điện thoại hỏi mua. Tuy nhiên, bà Tiên hẹn lại do chưa có điều để bán.
Ba ngày sau, 25/9/2014, bà Tiên gọi điện hẹn ông Sơn đến nhà mình để xem điều và thỏa thuận giá. Thỏa thuận xong, ông Sơn về ở nhờ tại nhà một người quen ở khu phố 2 (TX Phước Long).
Khoảng 10h30 ngày 26/9/2014, ông Sơn mượn xe ô tô tải của bạn đến nhà bà Tiên chở hạt điều đã mua với tổng giá trị hơn 311 triệu đồng. Do chưa có tiền, ông Sơn xin nợ lại đến 16h chiều cùng ngày sẽ trả. Bà Tiên không đồng ý, yêu cầu có tiền mới cho chở hạt điều đi.
Trong lúc hai bên chưa thống nhất, ông Đặng Tấn Bảy là người quen của ông Sơn và hàng xóm của bà Tiên đến. Nghe bà Tiên trình bày, hỏi ý kiến, ông Bảy nói không sao đâu, đồng thời ký giấy “lãnh” cho ông Sơn nợ tiền bà Tiên.
Đến 14h cùng ngày, ông Sơn thuê người chở hạt điều đến nhà người em dâu tại huyện Hòa Thành, Tây Ninh. Về bà Tiên, chiều cùng ngày không thấy ông Sơn mang tiền đến trả như thỏa thuận, bà nhiều lần gọi điện. Ông Sơn không nghe, sau đó tắt máy.
Trong khi ông Sơn bị tạm giam, ngày 29/1/2016, gia đình mang 311 triệu đồng trả nợ cho bà Tiên. Nhưng bà Tiên cho rằng chỉ trả 250 triệu.
Còn lại 61 triệu, bà Tiên cho 31 triệu, còn 30 triệu viết giấy nợ lại. Gia đình ông Sơn hứa sẽ trả hết nhưng không thực hiện. Tại tòa, bà Tiên yêu cầu gia đình ông Sơn phải trả ngay, không để thêm ngày nào nữa.
Tuy nhiên, HĐXX xem xét thì việc nợ 30 triệu đồng là giữa chị gái ông Sơn và bà Tiên, không liên quan đến ông Sơn. Bà Tiên có giấy ghi rõ ràng là nhận đủ số tiền 311 triệu đồng trả nợ. Bà Tiên chấp nhận lời giải thích của HĐXX.
Theo cáo trạng, ngày 27/9/2014, ông Sơn bán hết số điều trên cho một phụ nữ không rõ lai lịch ở Tây Ninh lấy 315 triệu đồng. Ông đưa cho một người quen 130 triệu đồng để trả nợ cho chủ cũ, còn lại tiêu xài hết.
Sau đó, ông Sơn về TP HCM sinh sống. Khi nghe tin bà Tiên đến nhà đòi tiền, ông này bỏ đi đến một số nơi như Quảng Ninh, Khánh Hòa kiếm sống nhằm tránh mặt bà Tiên.
Bà Tiên có đơn tố cáo Công an TX Phước Long. Đến ngày 6/8/2015, Công an TX Phước Long khởi tố hình sự và ra lệnh bắt tạm giam ông Sơn về tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Ông Sơn bị tạm giam từ ngày 28/10/2015 đến tháng 2/2016.
Trong khi ông Sơn bị tạm giam, ngày 29/1/2016, gia đình mang 311 triệu đồng trả nợ cho bà Tiên. Cáo trạng truy tố ông Sơn ở khoản 3 điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự (BLHS) với mức án từ 7 đến 15 năm tù giam.
Hồ sơ thể hiện ông Sơn cùng với anh chị em từ TP. HCM lên Bình Phước mở nhà máy chế biến hạt điều và lập kho mua bán hạt điều với người dân địa phương.
Đầu năm 2013, ông Sơn lên Bình Phước quản lý kho cho chị ruột đồng thời cũng mua bán hạt điều riêng với nhiều người dân tại đây. Ngoài ra, ông Sơn còn hùn vốn kinh doanh cà phê với bạn tại TX. Phước Long.
Thông thường ông Sơn mua hạt điều nguyên liệu (chưa tách vỏ) từ Tây Ninh mang sang Bình Phước bán và mua nhân hạt điều (đã tách vỏ) sang Tây Ninh bán lại.
Ông Sơn đã mua bán với nhiều người trong thời gian dài, trong đó có bà Tiên và ông Bảy. Việc mua bán qua lại theo thông lệ là gối đầu, mua trước thanh toán sau trong vòng 2 đến 7 ngày.
Bị cáo 1 ngày “lang thang” hàng nghìn km
Ông Sơn không đồng ý với cáo trạng. Theo ông, cáo trạng nói ông tiêu xài hết tiền là sai. Ông này cho rằng mình chỉ bán được một phần hạt điều lấy 115 triệu và có liên lạc trả trước, nhưng bà Tiên không chịu nên ông chưa trả.
Ông cũng không bỏ trốn về TP HCM rồi Khánh Hòa và Quảng Ninh như cáo trạng nêu. Vì thế, ông Sơn cho rằng không hề có chuyện lợi dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bỏ trốn.
Tại bản cáo trạng cũng có những điều được cho là vô lý. Dù cáo trạng không nêu rõ bà Tiên có đơn tố cáo ông Sơn đến cơ quan chức năng vào ngày nào, nhưng trong hồ sơ thể hiện đơn tố cáo của bà Tiên được viết vào ngày 27/9/2014 (bà Tiên cho biết mình đi chùa nên con gái viết thay), tức là 1 ngày sau khi việc mua bán được thực hiện. Và đến sáng 28/9/2014, CQĐT Công an huyện Phước Long thụ lý và điều tra sự việc.
Như vậy, trong một ngày từ 26 đến 27/9/2014, cáo trạng cho rằng ông Sơn vừa chở điều đi bán ở Tây Ninh, sau đó trốn về TP HCM và đi ra đến tận Khánh Hòa, Quảng Ninh với quãng đường dài hàng nghìn kilomet.
Thứ hai, cũng trong một ngày, bà Tiên cho rằng nhiều lần gọi điện và tìm gặp ông Sơn nhưng không gặp, nghi ngờ ông Sơn chiếm đoạt tài sản nên có đơn tố cáo đến công an.
Trả lời về việc SIM điện thoại của mình bị chặn 2 chiều khiến bà Tiên không liên lạc được, ông Sơn nói: “Do dùng SIM trả sau nên khi bị cáo không đóng tiền đã bị chặn cuộc gọi đi, sau đó là chặn luôn cả cuộc gọi đến. Đó là do nhà mạng thực hiện, không phải do bị cáo chặn”.
Về việc bán hạt điều, ông Sơn cho rằng chở qua Tây Ninh, do hàng xấu, bán không được nên chỉ bán được 115 triệu đồng, số còn lại gửi cửa hàng của chị ruột để bán dần.
Về việc liên lạc hẹn trả dần tiền, ông này cho rằng số điện thoại ông thường dùng gọi cho bà Tiên không được, nên dùng số thứ hai gọi. Con gái bà Tiên bắt máy, bị cáo đề cập trả trước 115 triệu, còn lại sẽ trả trong 2 tháng, nhưng bà Tiên không đồng ý.
Bị hại Tiên và những người làm chứng |
Mấy ngày sau, bà Tiên đến nhà bị cáo tại TP HCM, ông này đi vắng nên không gặp. Bị cáo cũng đã nhờ gia đình thương lượng, trả tiền cho bà Tiên.
Ông Sơn khẳng định mình và anh trai gọi điện xin số tài khoản của bà Tiên chuyển trước 115 triệu đồng trả nợ, chứ không có chuyện tắt máy, trốn tránh.
Về việc khai trong hồ sơ là có đi Khánh Hòa, bị cáo giải thích do điều tra viên (ĐTV) nói trong thời gian chậm trả nợ, ông Sơn có đi đâu hay không. “Bị cáo nói có đi du lịch với gia đình ở Khánh Hòa một lần, không hiểu tại sao ĐTV lại ghi là đi lang thang”.
Bị cáo cũng cho rằng bị ĐTV mớm cung, dụ dỗ sẽ giải quyết sự việc êm thấm. “Lúc đó bị cáo đang bị tạm giam, nghe nói giải quyết nhanh, cho về sớm rất mừng nên chấp nhận ghi theo lời mớm cung của ĐTV”, bị cáo Sơn nói.
Tại tòa, vợ bị cáo nói ĐTV cho mình gặp chồng tại trại tạm giam và hứa giúp đỡ, nên bà tin lời khai theo ĐTV. “Còn bà Tiên nói chỉ cần thu hồi lại được số tiền thì không tính đến chuyện khác. Vì thế, gia đình tôi mới mang tiền đến trả đủ cho bà Tiên.
Nhưng sau đó, chồng tôi vẫn bị công an đưa ra kết luận điều tra, VKS truy tố mức án lên đến 15 năm, tôi mới hay mình bị mớm cung, dụ cung nhằm hoàn tất hồ sơ buộc tội chồng mình”, vợ bị cáo nói.
Bị hại Tiên thì cho rằng ngay trong ngày hôm sau, ông Sơn đã tắt máy, không liên lạc được và không hề có thỏa thuận về chuyện trả nợ như ông này nêu.
Tuy nhiên, trong phiên tòa bị hoãn lần trước, bà Tiên cho rằng vợ ông Sơn có thương lượng trả trước 11 triệu, số còn lại sẽ trả lãi hàng tháng cho đến khi nào có 300 triệu đồng sẽ trả, nhưng bà Tiên không đồng ý.
Con gái bà Tiên cũng thừa nhận ông Sơn có liên hệ đặt vấn đề trả trước một ít. Trong biên bản phiên tòa lần trước, bà Tiên cũng thừa nhận có nhiều lần mua bán, ông Sơn khất nợ lại đến 15 ngày.
Miễn trách nhiệm hình sự do áp dụng Bộ luật mới.
Người làm chứng Bảy cho biết mình đứng ra “lãnh” cho ông Sơn chứ không phải “bảo lãnh”. Ông Bảy cho rằng việc “lãnh” là làm chứng. Sau khi không liên lạc được với ông Sơn, ngày hôm sau, ông Bảy đến nhà tìm nhưng không gặp mà chỉ gặp vợ Sơn.
VKS cho rằng những hành vi của bị cáo là có phạm tội. Việc “trốn” ở đây không phải là bỏ đi khỏi nơi cư trú mà là “lánh mặt, trốn tránh” không gặp bà Tiên để trả nợ nhằm chiếm đoạt số tiền trên.
Tuy nhiên, VKS cho rằng thời điểm xét xử hiện nay cần áp dụng Bộ luật Hình sự (BLHS) mới năm 2015, theo nghị quyết của Quốc hội về những tình tiết có lợi cho bị cáo.
Theo đó, BLHS không còn quy định bỏ trốn là tình tiết cấu thành tội phạm. Vì thế VKS kiến nghị HĐXX áp dụng Điều 25 BLHS, xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Trước đó ở phiên tòa bị hoãn vào tháng 4/2016, VKS kiến nghị HĐXX tuyên phạt ông Sơn với mức án từ 8 đến 9 năm tù giam.
Luật sư bào chữa cho bị cáo trình bày: “Qua quá trình xét hỏi, có thể thấy được lời khai của bị cáo, bị hại, người làm chứng không có sự thống nhất. Ngay cả ở phiên sơ thẩm bị hoãn trước đây và bây giờ thì lời khai cũng có mâu thuẫn. Những lời khai đó chưa có cơ sở khách quan.
Xác nhận nơi cư trú của ông Sơn từ cơ quan chức năng thì không có việc bỏ trốn như cáo trạng nêu. Việc thương lượng giữa ông Sơn và bà Tiên về việc chậm trả tiền là có xảy ra nhưng bà Tiên không đồng ý.
Người nhà ông Sơn cũng có liên hệ thương lượng trả tiền nhưng bà Tiên cũng không đồng ý. Vì vậy, việc thương lượng có sự chưa thông hiểu xảy ra việc bà Tiên đi tố cáo”.
Theo luật sư của bị cáo, về cuộc gọi bị chặn, ngày 27/11/2014, do ông Sơn không đóng tiền nên bị chặn chiều đi và 15 ngày sau thì bị chặn hai chiều. Đó là do quy định của nhà mạng.
Những việc mà HĐXX trả hồ sơ điều tra lại, CQĐT có xác định được một vài tình tiết nhưng không hề chứng minh được bị cáo phạm tội. Một số tình tiết khác thì không điều tra được.
Việc mua bán là hoạt động thường xuyên, diễn ra nhiều lần với bị hại. Bị cáo không hề có ý thức chiếm đoạt tài sản của bị hại. Từ đó, luật sư kiến nghị HĐXX tuyên bị cáo vô tội.
Sau khi nghị án, HĐXX chấp nhận quan điểm của VKS về việc áp dụng BLHS mới 2015 với những tình tiết có lợi cho bị cáo nên tuyên miễn trách nhiệm hình sự, và ông Sơn không được quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Luật bồi thường nhà nước.
Về trách nhiệm dân sự, do gia đình ông Sơn đã trả đủ tiền cho bà Tiên, có giấy biên nhận, HĐXX không xét đến.
Ông Sơn cho biết việc tòa án cho rằng ông có tội nhưng được miễn theo Bộ luật TTHS mới là chưa đúng. “Tôi khẳng định mình không chiếm đoạt tiền của bà Tiên. Tuy nhiên, do việc kiện tụng, đi lại xa xôi, mất nhiều công sức, tôi tạm chấp nhận bản án và không kháng cáo để trở lại việc làm ăn”, ông Sơn nói.
Còn bị hại Tiên cho biết: “Tôi cũng không đồng tình với bản án vì ông Sơn cố tình trốn tránh, chiếm đoạt tiền của tôi. Nhưng tôi sẽ không kháng cáo” và cho rằng việc ông Sơn có tội hay không “xin dành cho trời biết, đất biết và suy xét”.
Bản cáo trạng cũng có những điều được cho là vô lý. Dù cáo trạng không nêu rõ bà Tiên có đơn tố cáo ông Sơn đến cơ quan chức năng vào ngày nào, nhưng trong hồ sơ thể hiện đơn tố cáo của bà Tiên được viết vào ngày 27/9/2014 (bà Tiên cho biết mình đi chùa nên con gái viết thay), tức là 1 ngày sau khi việc mua bán được thực hiện.
Và đến sáng 28/9/2014, CQĐT Công an huyện Phước Long thụ lý và điều tra sự việc.
Như vậy, trong một ngày từ 26 đến 27/9/2014, cáo trạng cho rằng ông Sơn vừa chở điều đi bán ở Tây Ninh, sau đó trốn về TP HCM và đi ra đến tận Khánh Hòa, Quảng Ninh với quãng đường dài hàng nghìn kilomet.
Thứ hai, cũng trong một ngày, bà Tiên cho rằng nhiều lần gọi điện và tìm gặp ông Sơn nhưng không gặp, nghi ngờ ông Sơn chiếm đoạt tài sản nên có đơn tố cáo đến công an.