Dấu hiệu giả mạo giấy tờ và con dấu
Biên bản họp cổ đông Cty Khiết Tường ngày 9/3/2014 có chữ ký của ông Trần Quang Vinh (chồng Bà Lan) với tư cách là cổ đông là giả mạo bởi trước đó nửa năm (vào ngày 18/7/2013), ông Vinh đã xin rút ra khỏi thành viên sáng lập Cty Khiết Tường. Giấy Đăng ký Kinh doanh (ĐKKD) lần 4 ngày 18/7/2013 không còn tên ông Vinh trong danh sách góp vốn thành lập Cty. Số cổ phần Cty Khiết Tường ngày 9/3/2014 không thấy tên ông Vinh và vốn góp. Vậy tại sao ông Vinh dự họp và ký vào biên bản? Ông Phúc bức xúc nói: “Phải chăng vợ chồng bà Lan - ông Vinh “tung hứng” trong cuộc họp cổ đông để phục vụ mục đích chiếm đoạt tài sản của Cty Hồng Ân?!”.
Bị đơn tố nguyên đơn sử dụng 3 tài liệu giả mạo theo đơn khởi kiện tại TAND quận 1 ngày 1/2/2016: Hợp đồng thoái vốn 21,6 tỷ của ông Trương Thanh Vĩnh Phúc, Chủ tịch HĐQT Cty Khiết Tường là giả mạo chữ ký ông Phúc. Bà Lê Thị Thanh Lan, Tổng Giám đốc Cty Khiết Tường thực hiện hành vi này nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình lên 51% nắm luôn Chủ tịch HĐQT để quyết định quyết sách của công ty. Sau khi nắm trên 51% cổ phần Cty Khiết Tường, bà Lan đã nộp đơn khởi kiện tranh chấp “Hợp đồng Hợp tác kinh doanh” (HTKD) ở TAND Quận 1. Ông Phúc nhấn mạnh: “Tháng 10/2015 bà Lan đã có hành vi cưỡng đoạt trang trại Thanh Long của Cty Hồng Ân cho nên không thể có hợp đồng thoái vốn ngày 9/11/2015 mà bà Lan đã nộp cho tòa Quận 1.
Hai biên bản họp Đại hội đồng cổ đông số 26.12/BBH-12 ngày 26/12/2012 của Cty Khiết Tường và Biên bản họp HTTVội đồng thành viên (HĐTV) số 26.12/BBH-12 ngày 26/12/2012 của Cty Hồng Ân. Ông Trương Thanh Vĩnh Phúc là Chủ tịch HĐTV Cty Hồng Ân, đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Cty Khiết Tường. Ông Phúc cho biết: “Tôi không thể dự họp trong cùng một thời gian (từ 09 giờ 00 đến 10 giờ 30 cùng ngày 26/12/2012 tại hai địa điểm của hai Cty cách nhau đến 07 km”. Nội dung của hai biên bản này có lợi cho Cty Khiết Tường như thế nào? Gây hậu quả nghiêm trọng cho Cty Hồng Ân ra sao? Câu trả lời xin chờ tại phiên tòa tại Tòa …
Giấy ủy quyền số 02.01/GUQ-13 ký ngày 08/01/2012 có chữ ký của bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Tổng Giám đốc Cty Hồng Ân và con dấu của Cty Hồng Ân. Bà Trinh cho biết: Tôi chưa bao giờ lập giấy ủy quyền này vì ngày 08/01/2012 (ngày giấy ủy quyền được lập), tôi chưa quen biết với bà Lan. Tại thời điểm này, bà Lan chưa làm lại giấy CMND. Bảy tháng sau, CA TP HCM cấp mới lại giấy CMND cho bà Lan (ngày 11/7/2012) thì làm sao có được chính xác từng con số CMND của bà Lan trên giấy ủy quyền ngày 08/01/2012?
Ngày 08/1/2012, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận chưa cấp phép xây dựng Nhà máy xử lý hơi nước nóng cho Cty Hồng Ân. Thế thì tại sao lại có chính xác các con số của Giấy phép xây dựng Nhà máy (Số 285/GPXD) lẫn ngày, tháng, năm ký (23/8/2012) trên giấy ủy quyền?
Ngày 08/01/2012, Cty Khiết Tường chưa được thành lập. 11 tháng sau, ngày 13/11/2012, thì Cty Khiết Tường mới được thành lập. Giấy chứng nhận ĐKKD của Cty Khiết Tường (số 0312049850) ngày 13/11/2012. Làm sao có giấy ủy quyền của tôi ủy quyền cho Cty Khiết Tường ngày 08/1/2012? Cũng tại thời điểm này, giữa Cty Hồng Ân với Cty Khiết Tường chưa có một hợp đồng HTKD nào. Mãi đến 11 tháng sau, ngày 14/11/2012 (ngay sau một ngày Cty Khiết Tường được thành lập) thì hai bên mới ký Hợp đồng HTKD số 01/HĐHT-12. Thế thì làm sao ngày 08/01/2012 bà Lan biết được chính xác ngày 14/11/2012 sẽ có một hợp đồng được ký kết giữa 02 Cty để căn cứ vào đó mà làm giấy ủy quyền?
Biên bản họp số 01.03.2014/BBHHA-KT ngày 01/3/2014 giữa Cty Hồng Ân với Cty Khiết Tường. Tài liệu này nghi vấn là giả, theo tố cáo của Bà Trinh: “Biên bản họp của hai công ty vào ngày 01/3/2014. Tại thời điểm này, mẫu dấu trên tất cả biên bản của Cty Hồng Ân chưa có, bởi mẫu dấu Cty Hồng Ân chưa được đăng ký. Mẫu con dấu Cty Hồng Ân chỉ được phép sử dụng từ ngày 22/5/2014 theo Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu số 258343/ĐKMD ngày 15/5/2014 của Công an TP HCM. Do đó, biên bản này là giả được tạo ra bởi bà Lê Thị Thanh Lan với ý đồ chiếm đoạt toàn bộ tài sản của Cty Hồng Ân”.
Người đàn ông đang điều khiển chiếc mô tô có phải là CSGT? |
Đã có nổ súng
Vụ tranh chấp giữa hai Cty này âm ỉ từ giữa năm 2015, đã nhiều lần xảy ra tranh chấp có tính cưỡng đoạt tại nhà máy và trang trại Thanh long của Cty Hồng Ân trên địa phận huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận. Nhiều người dân và bảo vệ cho biết: Khoảng 15 giờ ngày 5/1/2016, một nhóm người xông vào trang trại và nhà máy Hông Ân hành hung nhân viên Cty Bảo vệ FSB (đơn vị ký hợp đồng bảo vệ với Cty Hồng Ân). Trong lúc 2 bên xô xát thì có người đàn ông (tên Nguyễn Quả) đã nổ hai phát súng để thị uy.
Phóng viên PLVN đã có buổi làm việc với Công an huyện Bắc Bình nhưng Đội trưởng Đội Tham mưu Tổng hợp cho biết “không nắm vụ việc này”.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên thì hiện nay, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đang điều tra lại vụ nổ súng này…
Trong một diễn biến khác, đêm 28/1/2016, rạng sáng ngày 29/1/2016, chiếc xe ô tô chở 50 người vào cưỡng đoạt trang trại và nhà máy Hồng Ân. Đáng chú ý, chiếc xe này có dán chữ VTV, dư luận đang hiểu nhầm vì mấy chữ này giống logo VTV. Cơ quan chức năng liên quan nên xác minh xem xét tránh hiểu lầm trong dư luận.
Cũng ngày này, có một mô tô của cảnh sát giao thông (không biết của đơn vị nào) đã xuất hiện tại trang trại Hồng Ân. Theo nhân chứng thì người đàn ông điều khiển chiếc mô tô của cảnh sát giao thông này là ông Nguyễn Quả?
PLVN sẽ thông tin tiếp vụ việc.