TP Hải Dương (Hải Dương): Chứng cứ quan trọng lại bị Tòa sơ thẩm “bỏ qua”

(PLO) - Một vụ kiện dân sự với tính chất đơn gi ản chứng cứ rõ ràng nhưng đã TAND TP Hải Dương xử sơ thẩm làm phức tạp, sai lệch bản chất sự việc, gây phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự. Ngay cả khi bản án sơ thẩm đó đã bị TAND tỉnh Hải Dương hủy án nhưng khi xử lại (vòng tố tụng thứ 2), HĐXX TAND TP Hải Dương vẫn… sáng tạo ra một căn cứ mới để xử ép nguyên đơn, tuyên ánthiên lệch khiến nguyên đơn phải kháng cáo “kêu oan” với hy vọng TAND tỉnh Hải Dương sẽ có quyết định sáng suốt, đúng pháp luật trong phiên phúc thẩm vào ngày 19/12 sắp tới… Một vụ kiện dân sự vớitính chất đơn gi ản chứng cứ rõ ràng nhưng đã TAND TP Hải Dương xử sơ thẩm làm phức tạp, sai lệch bản chất sự việc, gây phương hại nghiêm trọng đến quyền lợi của đương sự. Ngay cả khi bản án sơ thẩm đó đã bị TAND tỉnh Hải Dương hủy án nhưng khi xử lại (vòng tố tụng thứ 2), HĐXX TAND TP Hải Dương vẫn… sáng tạo ra một căn cứ mới để xử ép nguyên đơn, tuyên ánthiên lệch khiến nguyên đơn phải kháng cáo “kêu oan” với hy vọng TAND tỉnh Hải Dương sẽ có quyết định sáng suốt, đúng pháp luật trong phiên phúc thẩm vào ngày 19/12 sắp tới…
Những chứng cứ mà HĐXX TAND TP Hải Dương không xem xét

Có chứng cứ vật chất cũng như không…

Ngày 19/12/2017, TAND tỉnh Hải Dương sẽmở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ kiện dân sự hủy hợp đồng mua nhà vàđòi lại số tiềnđãcho vay của bà Phạm Thị Hương (nguyên đơn), trú tại phường Quang Trung, TP Hải Dương. Đây là lần xét xử phúc thẩm thứ 2, sau khi HĐXX phúc thẩm lần 1 đã hủy toàn bộ bảnán xét xử sơ thẩm của TAND TP Hải Dương.

Theo bảnán sơ thẩm lần 1 (xét xử ngày 02/4/2014), bà Phạm Thị Hương khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng mua bán nhà giữa bà và vợ chồng bàĐinh Bích Hợp, đồng thời yêu cầu bà Hợp phải trả lại số tiền 30 tỷ đồng bà Hợpđã nợ. Theo hồ sơ vụán, số tiền này được 2 bên chốt nợ theo giấy biên nhận ngày 25/01/2013, sau 10 năm tiền hành cho vay nợ kinh doanh.

Khoảng 2 tháng sau khi chốt nợ, bà Hợpđã làm Giấy bán nhà, nhượng đất với số tiền 30 tỷ đồng. Trong giấy bán nhà này, bà Hợp ghi rõ “số tiền trên tôi đã nhậnđủ, còn thủ tục chúng tôi làm sau vì còn đợiđi xóa thế chấp và xin trích lục bản đồ”. Tuy nhiên, khi bà Hương tiến hành làm thủ tục sang tên thì vướng vì ngôi nhà xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng. Đây chính là lý do khiến bà Hương kiện hủy hợp đồng mua bán nhà vàđòi lại số tiền của mình.

Ở phiên tòa sơ thẩm năm 2014, bà Hợp cho rằng, số tiền 30 tỷ bàđã chốt nợ với bà Hương thực chất là từ số tiền gốc 7,5 tỷ vay vào năm 2010 cộng thêm số tiền vay nặng lãi kiểu“lãi mẹđẻ lãi con” nên mới thành số tiền 30 tỷ, do đó, bà không đồngý trả cho bà Hương số tiền 30 tỷ đồng này.

HĐXX sơ thẩm cũng đồngý vớiý kiến này của bà Hợp và quyếtđịnh, xácđịnh số nợ gốc của bà Hợp đối với bà Hương là 7,5 tỷ, cộng thêm số lãi phải trả, tổng cộng, bà Hợp phải trả cho bà Hương số tiềnhơn 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bảnán sơ thẩm nàyđã bị HĐXX phúc thẩm hủy vì “Cấp sơ thẩm chấp nhận tính lãi trên cơ sở số tiền gốc 7,5 tỷ nhưng chưa có căn cứ chứng minh với số tiền gốc theo thờiđiểm vay, tính lãi như thế nào để đến ngày 25/01/2013 chốt được số nợ cả gốc lẫn lãi hơn 33 tỷ đồng”.

TAND TP Hải Dương quyết làm ngơ trước những chứng cứ?

Điều lạ lùng là khi thụ lý lại vụán và tiến hành xét xử lại, TAND TP Hải Dương lại“sửa sai” quyếtđịnhxác nhận bà Hợp nợ bà Hương số tiền gốc 7,5 tỷ đồng mà HĐXX phúc thẩm cho rằng “không có căn cứ” bằng một quyếtđịnh chưa từng có tiền lệ.

Theo đó, TAND TP Hải Dương quyếtđịnhxácđịnh lại số nợ giữa và Hương và bà Hợp tính đến ngày 25/01/2013 được tính bằng giá trị thực nhà đất mà bà Hợpđã gán cho bà Hương để trả nợ. Bởi, HĐXX sơ thẩm cho rằng “2 bên không thống nhất được số tiền cụ thể dùng để đối trừ gồm những khoản nợ nào” nhưng căn cứ vào giấy chuyển nhượng nhà đất thì 2 bên đã thống nhất số nợ dùng để đối trừ cho bà Hương hưởng bằng toàn bộ giá trị nhất đất đã gán, trị giá 30 tỷ đồng.

Với nhậnđịnh này, rõ ràng HĐXX sơ thẩmđã gián tiếp khẳngđịnh, số tiền mà bà Hợp chốt nợ với bà Hương là 30 tỷ đồng. Nếu không nợđúng số tiền 30 tỷ đồng này, liệu một người kinh doanh bất động sảnnhư bà Hợp có gán ngôi nhà cho bà Hương? Chưa kể, thực chất, ngôi nhà 30 tỷ đồng này còn chưa đủ để bà Hợp trả nợ cho bà Hương, bởi ngoài ngôi nhà này, bà Hợp còn phải gán cho bà Hương căn nhàở Ciputra (Hà Nội) có giá trị 5 tỷ đồng.

Giấy biên nhận chốt nợ có. Giấy mua bán nhàcũngcó, cònghi rõ “đã nhậnđủ số tiền 30 tỷ đồng” là những vật chứng có thật mà HĐXX sơ thẩm không xem xét, để qua đó nhậnđịnh số nợ thực tế mà bà Hợp nợ bà Hương. Không hiểu vì lý do gì mà HĐXX lại… làm ngơ toàn bộ những chứng cứ này?

Đồng thời…  sáng tác ra ý tưởng “căn cứ vào giá trị thực của ngôi nhà vào năm 2016” đểđịnhđoạt số tiền bà Hợp nợ phải trả cho bà Hương. Theo đó, bà Hợp phải cho bà Hương tổng số tiền tương ứng là gần 13 tỷ đồng. Đếnđây, dư luận đặt câu hỏi, nếu giá trị ngôi nhà vào thờiđiểmđịnh giá lên đến 40 tỷ đồng, liệu HĐXX TP Hải Dương có yêu cầu bà Hợp phải trả cho bà Hương đúng theo số tiền này?

Trong khi đó, cũng tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXXđã nhậnđịnh “2 bên đều nhất trí hủy hợp đồng mua bán nhà, bà Hương trả lại cho bà Hợp nhà, vợ chồng bà Hợp trả lại số tiền mua nhà cho bà Hương”.

Vậy số tiền này là bao nhiêu? Có giấy tờ nào để chứng minh không? Tất cả đều có và HĐXX sơ thẩm biết rõ. Vậy tại sao HĐXX sơ thẩmkhông tuyên bà Hợp phải trả lại số tiền bàđã vay, đã ký nhận(2 lần) mà lạiđưa sự việc theo một hướng phức tạp hơn khiến cho vụ kiện kéo dài đến 4 năm vẫn xử không xong? Bà Hương cũng như dư luận Hải Dương đang trông đợi phiên tòa phúc thẩm sẽ có quyếtđịnhsáng suốt, chấm dứt sự việcđã kéo dài, gây tổn thất cho nhiều phía.

Đọc thêm