Cách mạng 4.0 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng

(PLVN) - Cũng trong khuôn khổ Hội thảo cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam”, sáng ngày 24/6 đã diễn ra phiên thảo luận thứ ba “CMCN lần thứ 4 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng” do TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì.

Theo chia sẻ của ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông, việc lộ, lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng tại Việt Nam đã và đang xảy ra ngày càng phổ biến vì các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin ở nước ta chưa bẳng các nước phát triển. Nhiều vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra như: đánh cắp thông tin cá nhân trên không gian mạng, rao bán thông tin cá nhân...

TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì phiên thảo luận thứ 3
TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì phiên thảo luận thứ 3

Về hành lang pháp lý trong việc bảo vệ thông tin cá nhân, Việt Nam đã có Luật An ninh mạng nhưng quy định mới dừng ở mức khung chung, các cơ quan liên quan đang tiếp tục nghiên cứu nên điều quan trọng nhất khi sống trong môi trường số đó là phải bắt nguồn từ nhận thức của người sử dụng, đặc biệt các thông tin liên quan đến bên thứ ba để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.

Còn Thiếu tướng Lê Minh Mạng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đánh giá: tội phạm an ninh mạng đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng với phạm vi rộng, tính chất xuyên quốc gia, ẩn danh cao nên trở thành thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn của toàn cầu. 

Gian hàng của ONPUN, đơn vị đầu mối trong Hội thảo
Gian hàng của ONPUN, đơn vị đầu mối trong Hội thảo

 Tại Việt Nam, một số biểu hiện phổ biến của tội phạm là: sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, kích động, biểu tình, sử dụng, thông tin giả, sai sự thật, trái thuần phong mỹ tục. Tấn công mạng, cài cắm mã độc, gián điệp, tấn công tổ chức tài chính, ngân hàng, đánh cắp dữ liệu người dùng. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua các cuộc gọi mạo danh. Tổ chức đánh bạc quy mô lớn, hình thành đường dây xuyên quốc gia…

Với tình hình trên, nước ta đã thông qua Luật An ninh mạng và đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức trên không gian mạng.

Đọc thêm