Ứng dụng chatbot trở thành xu hướng mới ở Việt Nam

(PLVN) - Chatbot, ứng dụng hỗ trợ bán hàng tự động những năm gần đây đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tại Việt Nam. Cùng với nhu cầu của thị trường, các nhà cung cấp dịch vụ nói trên cũng ngày càng trở nên đa dạng, với nhiều lợi thế cạnh tranh. 
Ứng dụng chatbot trở thành xu hướng mới ở Việt Nam

Công cụ đắc lực của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Gartner Summits, dự báo rằng hơn 85% tương tác của khách hàng sẽ được quản lý mà không có con người vào năm 2020. Chatbot được mong đợi là ứng dụng tiêu thụ số một cho người tiêu dùng trong 5 năm tới theo TechEmergence.

Chatbot mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp bởi nó giúp tương tác với người dùng một cách tự động, khả năng trả lời 24/7, giúp tăng hiệu suất kinh doanh và cắt giảm chi phí nhân lực, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng mức độ hài lòng của khách hàng. 

Chatbot có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực và dịch vụ như thương mại điện tử, dự báo thời tiết, cửa hàng bán lẻ, tư vấn tài chính cá nhân, sắp xếp lịch, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn, nhà hàng,…

Chính vì thế, đây được coi là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp tự động hóa một số quy trình trong kinh doanh hỗ trợ tốt các yêu cầu chăm sóc khách hàng.

Không chỉ là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, chatbot cũng có mặt trong dịch vụ hành chính công của nhiều cơ quan nhà nước. 

Trong đó, EVN Hà Nội ứng dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng tra cứu tiền điện, lịch ghi chỉ số, lịch tạm ngừng cung cấp điện, đăng ký cấp điện mới và nhiều dịch vụ hữu ích khác.

Sở Du lịch TP Đà Nẵng cũng đã thí điểm thành công Chatbot Danang Fantasticity giúp tra cứu thông tin du lịch tự động trên tin nhắn. Tương tự như vậy, Sở Giao thông TPHCM cũng đã đưa vào sử dụng hệ chatbot nhằm cung cấp và giải đáp các thông tin về tình hình giao thông tới người dân. 

Chatbot của MobiFone nhiều tính năng vượt trội

Một trong những đơn vị tham gia vào thị trường cung cấp Chatbot gần đây ở Việt Nam phải kể đến MobiFone. 

Chatbot của MobiFone cũng hội tụ rất nhiều ưu điểm của ứng dụng này như khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cụ thể là hiểu được ngôn ngữ tiếng Việt. Ngoài ra, cũng có khả năng tự học tập dựa trên các thuật toán (Machine Learning) và công nghệ AI. 

Trong phiên bản thử nghiệm Chatbot của MobiFone có thể tự động trả lời/cung cấp thông tin (trong phạm vi kiến thức mà Chatbot đã được training) cho khách hàng một cách nhanh chóng mà không cần có sự hỗ trợ của con người.

Không những thế, công cụ này có thể tương tác với nhiều khách hàng tại cùng một thời điểm, hỗ trợ 24/24

Về nền tảng, Chatbot của MobiFone dự kiến được cung cấp trên 4 kênh: Web mobifone.vn, ứng dụng My MobiFone, Zalo OA (MobiFone), facebook messenger (thông qua fanpage MobiFone)

Thông qua quá trình giao tiếp với khách hàng, Chatbot sẽ liên tục cập nhật bổ sung để làm phong phú tri thức và ngày càng có thể trả lời nhiều hơn các câu hỏi của khách hàng.

Không những thế, so với các đơn vị cung cấp khác cùng hệ sinh thái viễn thông Chatbot của MobiFone cũng có nhiều điểm khác biết. 

Ở Chatbot cuả Viettel chỉ cung cấp các menu cố định. Trường hợp khách hàng không chọn menu cố định sẽ có nhân viên trực tiếp chat với khách hàng (live chat). Còn của Vinaphone chỉ cung cấp livechat (chat trực tiếp với nhân viên) qua web, Telegram, Zalo và Skype Chatbot của MibiFone 

Với Chatbot của MobiFone khách hàng chọn theo menu mà Chatbot gợi ý (đảm bảo câu trả lời chính xác tuyệt đối) hoặc đưa câu hỏi trực tiếp (nội dung hỗ trợ này còn tương đối hạn chế vì Chatbot mới cung cấp, chưa tương tác nhiều với khách hàng nên “tri thức” của Chatbot còn hạn chế, sẽ cải thiện dần theo thời gian).

Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh nổi bật trong Chatbot của MobiFone để trở thành lựa chọn của không chỉ các doanh nghiệp mà nhiều cơ quan nhà nước lựa chọn. 

Hãy thử ngay chất lượng chăm sóc chuẩn vàng từ dịch vụ Chatbot tại Zalo (MobiFone); ứng dụng MyMobiFone - Tải app trên App Store / Tải app trên Google Play