Với tôi, Tết là...

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Càng lớn, con người ta càng không thích Tết. Phải chăng vì Tết không chỉ mang đến niềm vui, tiếng cười cho mọi người mà còn kèm theo bao lo âu, tất bật?

Nhân dịp Tết đến xuân về, hãy cùng các cán bộ sưu tầm của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lắng nghe ký ức Tết của môt vài đại diện các thế hệ, để thấy với người Việt, Tết Nguyên Đán luôn là dịp lễ quan trọng nhất năm và trong chúng ta ai cũng có ký ức Tết của riêng mình. Mỗi thế hệ sẽ lại có những cảm nhận và trải nghiệm khác nhau về Tết.

Qua những dòng ký ức của ông Nguyễn Công Nguyên 62 tuổi có thể thấy những cái Tết trong thời đất nước có chiến tranh vẫn luôn là ký ức hiện hữu trong trí nhớ của rất nhiều người.

Nghỉ Tết là đồng nghĩa với việc không bị nhắc nhở học bài, được ăn bánh kẹo thỏa thích, tuy rằng đâu đó vẫn nuối tiếc ước mơ được giữ hết tiền mừng tuổi. Hẳn là nhiều người thấy lại mình trong mảnh ký ức Tết này.

Nếu ngôi nhà có một trái tim thì trái tim ấy hẳn nằm trong gian bếp của mẹ. Tết với nhiều người luôn gắn với hình bóng của bà, của mẹ, của chị, của em... Tết đã về trên bàn tay tảo tần của những người phụ nữ trong gia đình.

Với người Việt, Tết đồng nghĩa với sum họp, hàn huyên trong tình cảm gia đình, họ hàng, bạn bè, láng giềng... Hai năm qua, vì dịch bệnh hoành hành, sự sum họp vì thế mà cũng ít nhiều bị hạn chế, kể cả trong dịp Tết, khiến nhiều người luôn thấy trong mình một nỗi khắc khoải, nhớ thương...

Tết Việt, Tết quê hương luôn trong trái tim những người con xa xứ, dù bất kỳ ở lứa tuổi nào, già hay trẻ.

Một ký ức Tết thật dễ thương. Tin rằng tuy không thể đại diện cho tất cả nhưng biết đâu cũng sẽ là cảm nhận chung của một ai đó giống như của chị Thanh Hằng.

Thế đó, qua những mảnh ký ức Tết của nhiều thế hệ, có thể công bằng mà nói, Tết đâu chỉ đưa đến vất vả, âu lo, Tết còn mang theo đôi chút chút xao xuyến, bồn chồn. Đôi khi tuy rất khó nói thành lời, nhưng cũng không thể nào quên...