Tham dự Hội thảo có đại diện đại diện Cục thủy sản; Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep); các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau; Các nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp, HTX và nông dân nuôi, chế biến và tiêu thụ Tôm…
|
Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát biểu tại Hội thảo. |
Phát buổi khai mạc Hội thảo, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua, ngành Tôm Cà Mau gặp không ít khó khăn, thách thức với nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, như: Môi trường nuôi tôm ngày càng ô nhiễm; đất đai bị bạc màu; tổ chức sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả còn bấp bênh; chưa xây dựng được thương hiệu tôm Cà Mau. Hiện nay, mô hình liên kết chuỗi giá trị vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định, chưa có dự án về nuôi tôm được hỗ trợ theo NĐ 98/NĐ-CP.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham luận về thực trạng và giải pháp phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm Cà Mau; Đánh giá kết quả xuất khẩu tôm Việt Nam, cơ hội - thách thức và dự báo tình hình thị trường trong thời gian tới; Khép kín chuỗi giá trị: vì một ngành tôm Việt Nam công nghệ cao bền vững; Tình hình xuất khẩu tôm Cà Mau và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới; Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm; Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng tôm hiện nay; Thúc đẩy chuỗi giá trị tôm-lúa, tôm-rừng theo hướng chứng nhận hữu cơ, sinh thái,…
|
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. |
Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề nghị, sau Hội thảo này, các doanh nghiệp ngồi riêng với các hợp tác xã, tổ hợp tác bàn vấn đề thật cụ thể cho "câu chuyện" liên kết chuỗi, giải quyết từng vấn đề cụ thể. Có vậy, liên kết này mới chặt chẽ và bền vững, phát huy hiệu quả mong muốn của các bên.
Trước đó, ngày 12/12, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội thảo các chuyên đề về quản lý dịch bệnh, ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm,...
|
Theo ông Châu Công Bằng – Phó giám Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau, ngành tôm vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định, giá cả đầu vào tăng trong khi giá cả đầu ra ở mức thấp... |
Phát biểu tại Hội thảo, ông Châu Công Bằng – Phó giám Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau cho rằng, ngành tôm của Cà Mau nói riêng, cả nước nói chung vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định, giá cả đầu vào tăng trong khi giá cả đầu ra ở mức thấp, người nuôi đạt hiệu quả về năng suất nhưng không có hiệu quả về tài chính.
Các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đã chia sẻ nhiều thông tin về quy trình nuôi tôm nhằm nâng cao năng suất, thân thiện với môi trường. Trong đó, giới thiệu quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn, nuôi trong nhà kính, nuôi tôm size lớn đảm bảo nguồn chất thải; quy trình sản xuất và ương tôm giống theo công nghệ Biofloc được ứng dụng phổ biến trong sản xuất giống và nuôi tôm nước lợ các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn, nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (tôm – rừng, tôm – lúa), giảm phát thải...
|
Thông qua các phiên Hội thảo, bà con nông dân tiếp thu và ứng dụng những quy trình công nghệ nuôi tôm bền vững, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất. |
Thông qua Hội thảo, bà con nông dân có cơ hội tiếp thu và ứng dụng những quy trình công nghệ nuôi tôm bền vững, tiên tiến giảm giá thành sản xuất. Đồng thời, trao đổi, học hỏi với chuyên gia về những vấn đề xử lý môi trường, tiếp cận các sản phẩm, công nghệ, thiết bị mới trong ngành tôm.