Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay cho Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư mới có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019.
Thông tư mới nhưng quy định về tốc độ lại "cũ"
Điều đáng chú ý tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT là các quy định về tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Theo Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ tối đa cho phép của môtô trong khu vực đông dân cư là 60 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 50 km/h đối với đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Ở ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), môtô được chạy với tốc độ tối đa 70 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới.
Trong khi đó, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (trừ đường cao tốc) là không quá 40 km/h (kể cả trong khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư).
Thực chất, các quy định này đã có trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT và được kế thừa tại Thông tư mới nhất. Như vậy, việc xe gắn máy bị giới hạn tốc độ ở 40 km/h đã được áp dụng từ ngày 1/3/2016 chứ không phải đến ngày 15/10/2019 như đa số người lầm tưởng.
Cần phân biệt xe gắn máy và môtô để tránh hoang mang
Thông tư mới nhất khiến
Môtô: phương tiện có 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cc trở lên. Môtô được xếp vào loại xe cơ giới.
Như vậy, chỉ những xe máy dưới 50 cc, xe máy điện mới bị giới hạn tốc độ ở mức 40 km/h. Phần lớn các loại xe 2 bánh đang lưu thông hiện nay đều có dung tích trên 50 cc, trong luật gọi là môtô, có mức giới hạn tốc độ như cao hơn 50 hoặc 60 km/h trong khu đông dân cư tùy vào điều kiện đường xá.