Theo báo cáo của Edtech UK, London & Partners (2015) thì mức đầu tư cho Ngành Công nghệ Giáo dục Toàn cầu là 45 tỉ GBP năm 2015, và dự kiến là 129 tỉ GBP năm 2020. Theo Tech Crunch (2018), đến năm 2020, khu vực Châu Á – TBD sẽ chiếm 54% thị trường EdTech.
Các xu hướng giáo dục công nghệ nổi bật có thể kể đến như:
AR/VR: Thực tế ảo/Thực tế tăng cường
Công nghệ AR/VR không còn xa vời khi đã được đưa vào dạy – học tại nhiều trường Mầm non và Tiểu học ở Mỹ, Anh, Cộng hòa Séc, Phần Lan, …. Những sản phẩm như: Titans of Space, Google Expeditions, Our Dinosaur Era Gear VR, YouVisit, 3DBear với công nghệ AR/VR tạo ra thế giới ảo, các chuyến tham quan, thực địa để trẻ học tất cả các môn học tại trường.
Gamification: Trò chơi hoá học tập
Gamification (Trò chơi hoá) tích hợp các đặc tính gây nghiện của game vào chương trình học nhằm gia tăng hứng thú học tập cho học sinh, đặc biệt cho đối tượng vốn dĩ rất dễ “cả thèm chóng chán” là học sinh Mầm non và Tiểu học. Điển hình là ứng dụng Kahoot với 70 triệu người dùng mỗi tháng và 2 tỉ người chơi từ khi ra đời, được sử dụng tại 50% các trường ở Mỹ.
Robot lập trình
Nổi lên mạnh mẽ nhất có lẽ là xu hướng giáo dục lập trình cho trẻ em. Hàng loạt các robot thông minh và chương trình học lập trình cho trẻ nhỏ ở độ tuổi 3 – 12 ra đời, tiêu biểu như: Cubetto, Ozobot, Code-a-pillar,... ở Mỹ; Albert ở Hàn, CodeMonkey ở Israel,….
Robot thông minh Albert dạy lập trình cho trẻ. |
Không chỉ lập trình, các ứng dụng công nghê như: Màn hình cảm ứng, công nghệ Chromakey, smartphone, tablet, các ứng dụng di động,… còn là công cụ giảng dạy cho các bộ môn Tiếng Anh, Toán tư duy, STEM,… tại nhiều cơ sở giáo dục Mầm non và Tiểu học ở Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc,….
Có thể thấy giáo dục công nghệ ứng dụng cho mọi cấp học nhưng đặc biệt được chú trọng vào lĩnh vực giáo dục Mầm non và Tiểu học, tức là giáo dục giai đoạn “cửa sổ vàng”.
Vậy tại sao ứng dụng công nghệ cần thiết cho giáo dục giai đoạn này?
Tiếp thu nội dung đa kiến thức
Công nghệ là phương tiện tuyệt vời để truyền tải nội dung đa kiến thức cho trẻ. Những sản phẩm công nghệ như: robot thông minh, kính thực tế ảo,… cùng lúc giúp trẻ tiếp thu nhiều môn học: Lập trình, Ngôn ngữ, STEM, Nghệ thuật,… bằng những phương thức mới lạ và thú vị không tưởng đối với độ tuổi này.
Phát triển đa trí thông minh, năng lực cốt lõi của học sinh thế kỷ 21
Trong thời đại số, thông minh thôi chưa đủ, thế hệ trẻ của chúng ta cần phát triển đủ 8 miền trí thông minh (theo Thuyết đa trí thông minh) và cả năng lực cốt lõi thế kỷ 21 bao gồm:
Kỹ năng học tập và sáng tạo – 4Cs: Critical Thinking (Tư duy phản biện), Communication (Giao tiếp), Collaboration (Hợp tác), Creativity (Sáng tạo)
Kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông
Kỹ năng mềm: Xử lý tình huống, Giải quyết vấn đề tối ưu, Kiên trì vượt khó, Đa góc nhìn,…
Bằng việc kết hợp công nghệ với nội dung đa kiến thức và các phương pháp giáo dục tiên tiến như: CLIL, Dự án, Trải nghiệm, Tình huống,…, trẻ được là trung tâm, tạo điều kiện tối đa để tương tác, phát triển toàn diện mọi tiềm năng từ trí tuệ đến thể chất và cảm xúc.
Chương trình Tiếng Anh công nghệ cho trẻ mầm non – Touch English! |
Chẳng hạn, trong chương trình học lập trình E-Robot Coding (ứng dụng robot thông minh Albert) có các bài học như: Khám phá dải ngân hà cùng Albert, Học Tiếng Anh, Tham quan sở thú hay Khiêu vũ cùng Albert... Thông qua đó, trẻ tiếp thu kiến thức về Lập trình, Tiếng Anh, Không gian, Nghệ thuật,… đồng thời phát triển trí thông minh tương tác, logic, ngôn ngữ, không gian,… Đặc biệt, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề… của trẻ đều được rèn luyện đồng thời trong quá trình thực hành, trải nghiệm.
Khơi dậy hứng thú khám phá và làm chủ kiến thức, công nghệ
Ứng dụng Gamification - trò chơi hóa nội dung học tập được tích hợp trong các chương trình giáo dục công nghệ là lời giải đáp cho trăn trở muôn thuở của các bậc phụ huynh về việc khơi dậy và duy trì hứng thú học tập của con trẻ.
Với vai trò gắn liền cùng sự phát triển của xã hội trong thời đại số, lĩnh vực giáo dục công nghệ đang chứng tỏ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, một số chương trình giáo dục công nghệ đang được quan tâm hiện nay như: Touch English!, E-Robot Coding, E-Smart English của Công ty EPRO – trực thuộc Tập đoàn Giáo dục Egroup đã và đang tạo ra những giá trị khác biệt và vượt trội trong dạy và học ở giai đoạn “cửa sổ vàng” cho trẻ.