74% phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân

(PLO) - Đó là kết quả điều tra của BSA/Liên minh phần mềm tại buổi công bố "Điều tra Phần mềm Toàn cầu 2018: Quản lý phần mềm – Đòi hỏi bắt buộc về an ninh và Cơ hội kinh doanh toàn cầu", diễn ra sáng qua (12/6), tại Hà Nội.
Đại diện BSA khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết việc giảm 4% thể hiện nỗ lực không nhỏ của Việt Nam trong thời gian qua trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. (Ảnh: T.H/Vietnam+)
Đại diện BSA khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết việc giảm 4% thể hiện nỗ lực không nhỏ của Việt Nam trong thời gian qua trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. (Ảnh: T.H/Vietnam+)

Theo Điều tra của BSA, để giảm nguy cơ tấn công mạng và gia tăng kết quả kinh doanh thuần, các doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá các phần mềm trong hệ thống nội bộ của doanh nghiệp và loại bỏ các phần mềm không bản quyền. Kết quả của Điều tra được BSA công bố ngày hôm qua cho thấy, tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân của Việt Nam là 74%.  So với nghiên cứu trước của BSA được công bố năm 2016, tỉ lệ này đã giảm được 4 điểm phần trăm.

Tỉ lệ này chịu ảnh hưởng một phần bởi các xu hướng lớn đang diễn ra ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ máy vi tính PC tuy giảm mạnh nhưng lượng cài đặt phần mềm tiêu dùng lại tăng, do kết quả của lượng tiêu thụ năm trước. Vì thế, việc tỉ lệ phần mềm không phép giảm chủ yếu là kết quả của việc Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường, thực thi luật, tuyên truyền chứ không phải một yếu tố nội tại của thị trường.

Số lượng cơ sở bán lẻ máy PC quy mô nhỏ đã giảm, trong khi các nguồn cung cấp phần mềm đáng tin cậy hơn tăng. Các lo ngại về vấn đề an ninh do sử dụng phần mềm không bản quyền khiến một số người tiêu dùng, doanh nghiệp tìm đến phần mềm hợp pháp, chí ít là các phần mềm an ninh. 

Đọc thêm