Hãy lên ngân sách cho mọi kế hoạch của bạn.
Thiết lập ngân sách tài chính không phải đặt ra một chế độ kiêng cữ hà khắc mà đơn giản là tìm kiếm một “ngân sách cân bằng” cho mọi dự định thu chi của bạn. Quản lý tiền bạc hiệu quả là một lối sống, không phải là một giải pháp tức thời.
Chellie Campbell – chuyên gia giải quyết các rối loạn về tiền đã đúc kết rằng: Ngân sách cao hay thấp tùy thuộc lượng dư dả tài chính của bạn sau khi đã khấu trừ cho những chi tiêu đã được định trước. Chi tiêu theo mức ngân sách đã định ra sẽ “cứu” bạn ra khỏi những rắc rối vì thâm hụt vào mỗi cuối tháng. Nguồn
Học cách lựa chọn ưu tiên trong chi tiêu
Sau khi lên ngân sách, hãy xác định những gì thật sự quan trọng với bạn trước khi quyết định bỏ ra một khoản tiền. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có kế hoạch và đây là ưu tiên quan trọng nhất. Hãy tạo 2 tài khoản cho hai dòng tiền ra: một cho nhu cầu thiết yếu và một cho chi tiêu tùy ý. Đừng dùng tiền của tài khoản này để chi cho tài khoản kia, như thế bạn sẽ luôn biết tiền của mình đã đi đâu.
Hãy tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm
Deana Arnett – chuyên gia tư vấn quy hoạch cấp cao tại Rosenthal Wealth Management Group – cho biết “Có rất nhiều cách để sống thoải mái mà không phải tiêu đến từng đồng xu cuối cùng, nhưng không phải ai cũng biết bài học này”.
Chantel Bonneau – cố vấn tài chính của Northwestern Mutual nói rằng: “Nếu bạn có thói quen chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm, bạn có thể điều chỉnh các chi tiêu không hợp lý theo hướng tiết kiệm hơn và dành dụm cho các mục tiêu có ý nghĩa hơn”. Không phải điều gì khó hiểu khi rất nhiều chuyên gia quản lý tài chính đặt việc chi tiêu “dưới” mức thu nhập làm nguyên lí hàng đầu để quản lý tài chính cá nhân.
Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm không có nghĩa là bạn sẽ dè dặt và thu hồi mọi dự định chi tiền, mà đơn giản là đặt yếu tố “phù hợp” lên trên việc chỉ thỏa mãn bản thân. Ví dụ như một chiếc xe rẻ hơn nhưng cũ hơn và vẫn chạy tốt, một căn hộ nhỏ hơn và quần áo từ các kệ bán hàng giảm giá nhưng chưa lỗi thời cũng đâu phải quá tệ, phải không?
Chọn kênh đầu tư khôn ngoan!
Ngân sách và các kế hoạch chi tiêu thận trọng, đều không có ý nghĩa gì nếu bạn không thể tạo ra thu nhập. Muốn có một kế hoạch tài chính cá nhân hoàn hảo, bạn không chỉ nghĩ đến việc tạo ra thu nhập đều đặn mà còn phải chọn nơi “gửi gắm” chúng vào các kênh sinh lợi nhuận trước khi những chi phí bộc phát làm cạn kiệt nó.
Lướt nhanh qua các kênh đầu tư hiện nay trên thị trường Việt, không khó để nhận ra gửi tiền ngân hàng chính là lựa chọn “nhanh, dễ và lợi” nhất. Ngoài tính an toàn cao và lãi suất ổn định, gửi tiền ngân hàng cũng được nhiều nhà đầu tư cá nhân với số vốn nhàn rỗi nhỏ ưa chuộng vì những tiện ích và cơn mưa khuyến mãi đi kèm từ các ngân hàng thương mại trong dịp “hút vốn” đầu năm.
Có thể lấy ví dụ như chương trình tiết kiệm dự thưởng “Tết Yêu Thương 2017” đang hút rất nhiều nhà đầu tư “gửi vốn” vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Người gửi tiền cá nhân không chỉ hài lòng vì mức lãi suất cực “ổn” lên đến gần 7% cho kì hạn 36 tháng, mà còn đang phát sốt vì những phần “lộc xuân” hấp dẫn như lì xì tiền mặt ngay khi gửi tiền,cơ hội tham gia quay số may mắn hàng tuần- để sở hữu 1 trong 8 chiếc iPhone 7 plus mỗi tuần, gửi tiền vào tuần lễ vàng 8/3 để có cơ hội nhận 1 trong 10 chiếc Iphone 7 hay cơ hội trúng 1 trong 2 chiếc xe Huyndai Grand i10 sedan trị giá 500 triệu đồng vào cuối chương trình.
Không chỉ lợi về “đầu vào”, khi trở thành khách hàng của các ngân hàng có dịch vụ chăm sóc khách hàng cực tốt như BIDV, việc quản lý “đầu ra” sẽ trở nên đơn giản hơn bởi những ứng dụng quản lý SMS banking, Smart banking hay Internet banking.
Chúc bạn nhanh chóng hoạch định cho mình một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé!