Đó là quan điểm ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội. Ông Phú cho rằng để nâng cao lòng tin người tiêu dùng và uy tín doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững của thị trường nội địa, chỉ nên chọn 5 mặt hàng chiến lược trong “ma trận” hàng hóa Việt.
“Thay vì kiểm soát quá trình sản xuất với 3.000 mặt hàng ở siêu thị để làm cùng lúc, hãy ưu tiên với 5 mặt hàng chủ đạo: gạo, thịt, cá, hoa quả, rau thực hiện trước. Bởi chúng ta ko có sức để làm cùng lúc. Tiềm năng, vật chất, con người, hiệu năng quản lý nhà nước còn hạn chế”, ông Phú nhấn mạnh.
Để có được sản phẩm sạch, an toàn tuyệt đối, lấy được lòng tin người tiêu dùng, ông Phú cho rằng cần phải trả lời được câu hỏi: làm gì, ai làm, làm như thế nào và điều kiện cần và đủ.
“Thứ nhất làm gì? Chúng ta chọn việc, chọn mặt hàng mà làm sau đó nhân rộng ra các mặt hàng khác. Người Việt Nam ai cũng cần ăn gạo, ai cũng cần 1 lạng thịt, ai cũng cần rau, hoa quả và cuối cùng khi ốm đau là thuốc chữa bệnh. Thứ 2: ai làm: Nhà nước, Doanh nghiệp, người tiêu dùng và phương tiện thông tin đại chúng. Thứ 3: làm như thế nào? Phải làm từ chuỗi. 5 mặt hàng ưu tiên trên phải đi từ khâu sản xuất đến bán lẻ, phải có quan hệ sòng phẳng với người giao hàng và người bán lẻ. Cuối cùng điều kiện cần và đủ cho 5 nhóm hàng này là tiền vốn, cơ chế chính sách”.
Bên cạnh đó, các cơ quản lý cũng phải chủ động bảo vệ người tiêu dùng. Ở các nước sản xuất tiên tiến, việc kiểm soát hàng hóa từ khâu sản xuất rồi đưa vào bán lẻ vô cùng chặt chẽ, minh bạch, công khai để tạo niềm tin ccho người tiêu dùng. Ví dụ uống 1 hộp sữa biết hộp sữa đó của nông trường nào, của con bò số bao nhiêu vắt ra”.
Ông Phú còn cho biết thêm: tiền đầu tư cho vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam bằng 1/36 của Thái Lan, bằng 1/136 của Mỹ. Do đó chưa có thực phẩm an toàn, thực phẩm bền vững vì nước, không khí, môi trường, đất đều ô nhiễm. Nếu môi trường bị hủy hoại sẽ giảm 1,5% GDP. Cho nên cái này chúng ta, tất cả cùng làm. Nhà nước phải đầu tư cơ chế chính sách, doanh nghiệp phải cố gắng lên để xây dựng thương hiệu”./.