Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với các đơn vị về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng

(PLVN) - Sáng 20/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã làm việc với các đơn vị về việc thực hiện nhiệm vụ Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Mai Lương Khôi.

Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với các đơn vị về thực hiện vụ phòng, chống tham nhũng.
Bộ trưởng Lê Thành Long làm việc với các đơn vị về thực hiện vụ phòng, chống tham nhũng.

Theo Báo cáo tình hình, kết quả công tác tham mưu, giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng 5 tháng đầu năm 2021 của Thanh tra Bộ Tư pháp, công tác tham mưu, đề xuất, giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, về công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng (PCTN), Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ Tư pháp luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về PCTN. Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đến công tác PCTN.  Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019-2021.

Bộ trưởng Lê Thành Long, các Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Mai Lương Khôi đồng chủ trì cuộc họp.
 Bộ trưởng Lê Thành Long, các Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Mai Lương Khôi đồng chủ trì cuộc họp.

Đối với việc xây dựng và hoàn thiện Đề án “Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp”, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính đã tham mưu trình Lãnh đạo Bộ Kế hoạch xây dựng Đề án, tổ chức nghiên cứu pháp luật trong nước, pháp luật của một số nước trên thế giới và quy định của Công ước UNCAC về hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp. 

Bên cạnh đó, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính đã phối hợp với các Bộ, ngành và một số chuyên gia trong nước xây dựng Đề án; Tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính đã chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Đề án. Thời gian tới, Vụ sẽ trình Lãnh đạo Bộ cho ý kiến trước khi hoàn thiện dự thảo Đề án trình Thủ tướng Chính phủ.

Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính cũng đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành nghiên cứu, xây dựng Báo cáo “Nghiên cứu đề xuất xây dựng quy định biện pháp tịch thu tài sản không thông qua thủ tục kết tội, buộc đối tượng tình nghi phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản và đề xuất sửa đổi quy định có liên quan trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự và Luật phòng chống tham nhũng”. Báo cáo Nghiên cứu đã được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính đang triển khai nghiên cứu xây dựng dự thảo Đề cương Đề án đồng thời tổ chức tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội trong các lĩnh vực rửa tiền, tham nhũng và tịch thu tài sản qua thủ tục tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Về nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự (THADS) để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, theo Báo cáo, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo được các cơ quan THADS thống kê từ thời điểm các bản án hình sự có hiệu lực pháp luật được tổ chức thi hành đến nay, các cơ quan THADS địa phương đã và đang tổ chức thi hành 77 vụ việc, thu hồi được số tiền hơn 23.757 tỷ đồng.

Để có kết quả trên, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo các cơ quan THADS địa phương khắc phục mọi khó khăn: ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tính chất kê biên xử lý phức tạp…, tập trung xử lý, thu hồi tài sản.

Để thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo, Thanh tra Bộ Tư pháp kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có việc phối hợp với các đơn vị chức năng của Ban Nội chính Trung ương tham mưu, giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, theo dõi công tác PCTN tại các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức trực thuộc Trung ương được phân công theo dõi, phụ trách; Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình, giúp việc Thành viên Ban Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo giao đúng tiến độ; Thường xuyên theo dõi, báo cáo Thành viên Ban Chỉ đạo về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo giao; định kỳ đột xuất hoặc tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo; …

Bộ trưởng Lê Thành Long
 Bộ trưởng Lê Thành Long

Sau khi nghe các ý kiến, Bộ trưởng Lê Thành Long cơ bản nhất trí với Báo cáo của Thanh tra Bộ. Theo Bộ trưởng, Báo cáo của Thanh tra Bộ tương đối bao quát, toàn diện. Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng ghi nhận và đánh giá cao kết quả mà Tổng cục THADS đã thực hiện được trong việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. 

Đối với 2 đề án của Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ trưởng yêu cầu đơn vị này cần xem xét kỹ lưỡng, cụ thể các quy định trong công ước quốc tế, yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng. Khi đề xuất Dự thảo Đề án, Bộ trưởng đề nghị Vụ cần tính đến tính khả thi, phù hợp với hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay./.

Đọc thêm