Bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Áp dụng cả khi do lỗi của người lao động

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN). Theo đó, nhiều quy định và chế độ có lợi cho người lao động sẽ được áp dụng.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN). Theo đó, nhiều quy định và chế độ có lợi cho người lao động sẽ được áp dụng.

Điều kiện được bồi thường

Theo dự thảo, đối tượng áp dụng chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế TNLĐ, BNN bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức theo Luật Cán bộ, công chức; Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cho các cá nhân sau: các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,  tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

zdvds
Ảnh minh họa

Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc  tế có trụ sở đóng trên lãnh thổ Việt Nam trừ trường hợp điều ước quốc tế hoặc các  thỏa thuận song phương (Hiệp định tương trợ tư pháp)Iê mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; các tổ chức, cá nhân khác có sử dụng lao động.

Để được hưởng chế độ bồi thường, người lao động phải đáp ứng điều kiện sau: Bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và bị chết trong các trường hợp: TNLĐ mà nguyên nhân xảy ra có lỗi của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền trực tiếp quản lý lao động, theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ;

TNLĐ mà không xác định được nguyên nhân xảy ra TNLĐ, theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ; TNLĐ do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi của người  khác theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ; TNLĐ do lỗi hỗn hợp của người khác và người lao động bị nạn gây ra theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ.

Ngoài ra, người lao động bị BNN làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên và bị chết theo kết luận của cơ quan pháp y hoặc của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền thì được bồi thường trong các trường hợp sau: bị chết do BNN khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu; thực hiện khám giám định BNN định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế) để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động.

Về nguyên tắc bồi thường, dự thảo Thông tư quy định, đối với người lao động bị TNLĐ, việc bồi thường được thực hiện từng lần. TNLĐ xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Đối với người lao động bị BNN, việc bồi thường được thực hiện từng lần theo quy định sau: Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động lần khám đầu, từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng hơn so với lần trước liền kề.

Mức bồi thường TNLĐ và BNN theo quy định nêu trên được tính như sau: Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)  đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do TNLĐ, BNN; Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%, sau đó nếu bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% đến dưới 81% thì cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Khi nào được hưởng trợ cấp?

Người lao động bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp: TNLĐ mà nguyên nhân xảy ra tai nạn chỉ do lỗi của người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ (bao gồm cả trường hợp người lao động bị tai nạn khi tham gia trên tuyến đường giao thông để thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động);

Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật Lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, đi vệ sinh) tại địa điểm và thời gian hợp lý; Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý, trừ trường hợp người lao động bị nạn do vi phạm luật giao thông đường bộ căn cứ hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn. 

Cũng giống như nguyên tắc bồi thường, việc trợ cấp được thực hiện từng lần. TNLĐ xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Mức trợ cấp TNLĐ được tính như sau: Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động; Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%....

Việt Nga