Từ 30/3/2012 đến 30/4/2012 bà D có trả có bà H tiền công 1 tháng là 2 triệu đồng. Nhưng đến tháng thứ 2 thì bà D lại không chịu trả tiền công mà bảo là cất giữ giúp bà H đến khi tiền nhiều thì lấy một lần.
Trong quá trình làm việc tại nhà bà D, bà H và gia đình bà D phát sinh một số mâu thuẫn nên tháng 5/2014 bà H xin nghỉ việc và yêu cầu bà D trả tiền tất cả tiền lương cho bà. Tuy nhiên bà D không chịu trả nên bà H làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa giải quyết buộc vợ chồng bà D trả tiền công lao động từ 5/2012-5/2014 cho bà với tổng số tiền 48 triệu đồng.
Sau nhiều lần hòa giải không thành nên TAND quận Bình Thủy đưa vụ án ra xét xử. Tòa sơ thẩm cho rằng bà H không cung cấp được chứng cứ chứng minh thỏa thuận lao động với bà D, bà D cũng không thừa nhận là có thuê mướn bà H làm việc nên tòa sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện bà H đòi tiền lương lao động giữa người giúp việc với người sử dụng lao động là vợ chồng bà D.
Cho rằng bản án sơ thẩm đã tuyên là bất công với mình nên bà H có đơn kháng cáo. Ngày 19/8, TAND TP Cần Thơ đưa vụ án ra xử phúc thẩm. Tại tòa bà H vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ban đầu.
Bà H trình bày, sở dĩ bà lên ở nhà bà D là vì vợ chồng bà D nhờ lên phụ giúp việc nhà và nhắc nhở con của bà D chuyện học hành. Mặc dù bà có đi làm thêm nhưng bà vẫn quán xuyến hết tất cả các công việc nhà.
Được biết giữa bà H và bà D có quan hệ bà con cô cậu ruột, trước đây bà H cũng đã từng sống chung với gia đình bà D, chăm sóc sức khỏe cho mẹ bà D cho đến khi bà cụ qua đời. Sau đó bà H trở về quê sinh sống, bà H làm công việc nạo cá mức thu nhập ổn định không vất vả. Mặc dù thời gian sống ở nhà bà D mức thu nhập có nhích hơn chút đỉnh nhưng công việc rất vất vả vì phải làm nhiều việc.
“Do có quan hệ bà con, vợ chồng nó xuống nhà năn nỉ quá, vì thương em út nên tôi mới lên phụ giúp cho vợ chồng nó. Ở quê (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) tôi có nhà cửa, công việc ổn định mà nhàn hơn nhiều, mắc gì tôi phải lên làm “ôsin” cho gia đình nó”, bà H cho biết.
Còn về phía bị đơn là bà D vẫn khăng khăng khẳng định bà không hề thuê mướn, bà gọi bà H lên ở chung là vì muốn giúp bà H trị bệnh. Bà H ăn ở tại nhà bà nên phải có trách nhiệm giúp bà công việc gia đình để trả ơn. Hơn nữa, bà D cho rằng, trong 2 năm bà H sống tại nhà cũng không có phụ giúp gì nhiều vì bà H còn đi làm thêm nhiều công việc khác như phụ bán căng tin, giữ trẻ còn thời gian đâu mà giúp việc nhà.
Tòa nhận định, mặc dù giữa bà D và bà H không làm hợp đồng lao động, thế nhưng trước đây bà D đã từng trả cho bà H 2 triệu đồng tiền công tháng đầu tiên thì đây được xem như mức lương thỏa thuận lao động giữa hai bên. Việc bà D nói là bà H ở nhà bà để trị bệnh và phủ nhận hoàn toàn công sức lao động của bà H là sai. Bởi thời gian bà H cắt thuốc trị bệnh rất ngắn (chỉ khoảng 10 ngày), trong suốt thời gian qua công sức bà H đã bỏ ra làm tất cả công việc nhà cho bà D là có thật.
Tại tòa, bà H trình bày, sở dĩ bà lên ở nhà bà D là vì vợ chồng bà D nhờ lên phụ giúp việc nhà và nhắc nhở con của bà D chuyện học hành. Mặc dù bà có đi làm thêm nhưng bà vẫn quán xuyến hết tất cả các công việc nhà. Vì thế, yêu cầu khởi kiện đòi tiền công lao động của bà H là có căn cứ chấp nhận.
Tuy nhiên, tòa cũng cho rằng trong thời gian sống (bao ăn ở) và làm việc tại nhà bà D, bà H còn làm nhiều công việc khác, không hoàn toàn làm việc cho bà D nên chỉ hưởng được phân nửa công lao động. Do đó, tòa quyết định chấp nhận yêu của khởi kiện ban đầu của nguyên đơn là bà D, sửa án sơ thẩm, buộc vợ chồng bà D có trách nhiệm trả cho bà H 1/2 tiền công lao động 24 tháng với số tiền là 24 triệu đồng.