Chặng đường 20 năm giúp dân xóa nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự tham gia tích cực của các cấp ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, 20 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng...
Từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội, hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống.
Từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội, hàng chục nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế đã tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự tham gia tích cực của các cấp ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, 20 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đạt nhiều thành tựu quan trọng góp phần vào công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội địa phương, nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện chỉ còn 2,99% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (và hiện nay là 4,93% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025).

Tận tâm, dốc sức đưa tín dụng chính sách đến với hộ nghèo

Từ các vùng đồng bằng đến những bản làng xa xôi ở miền núi A Lưới, Nam Đông của tỉnh, đồng vốn của NHCSXH đã phủ kín toàn địa bàn 141 xã, phường, thị trấn ở 09 huyện, thị xã, thành phố với 100% hộ nghèo, hộ chính sách và gia đình đồng bào DTTS khó khăn được tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng chính sách. Từ nguồn vốn đó đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác. Đặc biệt, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã được vay vốn theo các quyết định của Chính phủ để vươn lên thoát nghèo.

Đến thăm mô hình trồng rừng, cao su và chăn nuôi bò của gia đình Hồ Sỹ Thi (thôn Ta Rung, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông), nhìn “cơ ngơi” trang trại của ông Thi không ai tin nó được dựng lên từ đôi tay của một nông dân từng thuộc diện hộ nghèo của xã.

Ông Thi cho biết, trước đây, gia đình thuộc diện hộ nghèo và được chính quyền xã tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay, trong đó thông qua các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH huyện Nam Đông, gia đình ông Thi đã vay 50 triệu đồng để mua giống cây cao su, cây keo và chăn nuôi bò.

Sau nhiều năm miệt mài cải tạo đất, hiện tại, gia đình ông sở hữu hơn 5 ha rừng keo tràm, 4 ha rừng cao su tiểu điền và mở trang trại kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo dưới tán rừng. Có thu nhập ổn định, ông Thi mở rộng đầu tư, cải tạo vườn tạp và nhận nhiều giống cây ăn quả mới của địa phương hỗ trợ như bưởi da xanh, ổi, cam… Hiện trang trại của ông Thi cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/năm, là mô hình cho nhiều nông dân trong địa phương học hỏi.

Từ 03 chương trình tín dụng nhận bàn giao năm 2002 (cho vay hộ nghèo, cho vay đối với học sinh, sinh viên và cho vay giải quyết việc làm), đến nay Chi nhánh đang triển khai hơn 20 chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ. Tính đến ngày 30/5/2022, tổng dư nợ tại Chi nhánh đạt 3.461 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,08%/tổng dư nợ, với gần 89 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến toàn bộ các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; trong đó, tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,...

Tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên NHCSXH tỉnh Thừa Thiên- Huế luôn nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra.Tập thể lãnh đạo, cán bộ, nhân viên NHCSXH tỉnh Thừa Thiên- Huế luôn nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra.

Nguồn vốn vay không chỉ tạo sinh kế bền vững cho người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn đang chắp cánh cho những ước mơ và ý chí góp sức xây dựng quê hương, Tổ quốc của những người dân hiếu học vùng đất Cố đô. Đặc biệt, Thừa Thiên- Huế đã xác định việc chuyển vốn ủy thác qua NHCSXH để cho người dân vay là cần thiết.

Hơn 5 năm qua sau khi có Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư, nguồn vốn địa phương ủy thác đã đạt trên 166,2 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn của chi nhánh đến cuối tháng 5/2022 đạt trên 3.600 tỷ đồng. Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, tức là sau khi thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, nguồn vốn đã giúp hàng chục nghìn hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận theo đa chiều của Thừa Thiên- Huế xuống còn 2,99% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (và hiện nay là 4,93% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025).

Huy động sức mạnh để giảm nghèo

Theo Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên- Huế, ông Trương Công Lân cho biết, với định hướng hoạt động từ khi thành lập đến nay là tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước về một đầu mối, Chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của Tổng Giám đốc, Ban điều hành NHCSXH Việt Nam, tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân địa phương triển khai nhiều giải pháp phù hợp để huy động nguồn vốn từ nhiều kênh, nhiều đối tượng với nhiều hình thức để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Song hành với công tác huy động nguồn vốn, Chi nhánh NHCSXH tỉnh cũng đã từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Chú trọng nâng cao vai trò lãnh đạo của Cấp ủy chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên cả phương diện người cung ứng vốn, hỗ trợ người dân tạo dựng sinh kế từ nguồn vốn và giám sát hiệu quả nguồn vốn vay đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong toàn Chi nhánh.

Đặc biệt trong những ngày tháng đại dịch COVID-19 hoành hành, toàn đơn vị từ tỉnh đến huyện, từ lãnh đạo đến cán bộ tín dụng chính sách không quản ngại thiên nhiên khắc nghiệt, dịch bệnh lan rộng, vẫn khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết mới của Chính phủ về việc cho vay để trả lương ngừng việc, trả lương khôi phục sản xuất kinh doanh cho người lao động chịu ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, đồng thời tổ chức giao dịch bù các phiên giao dịch bù phải hoãn do dịch bệnh.

Trên suốt chặng đường 20 năm đồng hành với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên- Huế đã lập được những thành tích xuất sắc, góp phần thực hiện thành công các chương mục tiêu quốc gia, đảm bảo an sinh xã hội. Chi nhánh vinh dự được Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành địa phương tặng thưởng những phần thưởng cao quý như: Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ được tặng Bằng khen (02 lần); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng cờ thi đua (03 lần); Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ thi đua (02 lần) và nhiều Bằng khen, Giấy khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước...

Thời gian tới, Chi nhánh sẽ tiếp tục bám thật sát các chính sách, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo, tập trung huy động thật nhiều nguồn lực, chuyển tải kịp thời đồng vốn về các vùng miền phục vụ đắc lực công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội bền vững. Đồng thời, tiếp sức nhiều công ty, nhà máy vay vốn chính sách để trả lương ngừng việc, trả lương khôi phục sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID-19 theo Nghị quyết mới ban hành của Chính phủ.

Đọc thêm