Chỉ có 148 phiếu đồng ý với Dự án đường sắt cao tốc

Đến chiều 15/6, trong tổng số 474 phiếu thu về, có 148 ĐBQH đồng ý ra nghị quyết theo tờ trình của Chính phủ, còn 201 ý kiến chọn theo phương án khác của phiếu xin ý kiến và 13 vị đại biểu có ý kiến khác.

Ngày 19/6 tới đây, trước khi họp phiên bế mạc, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh. 

cc
Chỉ có 148 đại biểu QH được hỏi tó ý tán thành dự án đường sắt cao tốc

Trước đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã phát phiếu xin ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), và kết quả chỉ có 148 đại biểu đồng ý hoàn toàn với phương án xây dựng đường sắt cao tốc này.

Theo phiếu xin ý kiến, ĐBQH có thể lựa chọn các phương án: một là thông qua nghị quyết tại kỳ họp này làm căn cứ để Chính phủ triển khai thực hiện các công việc, các bước tiếp theo. Hai là chưa thông qua nghị quyết tại kỳ họp này để các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trình Quốc hội tại kỳ họp khác. Ba là ý kiến khác.

Nếu đồng ý với việc ra Nghị quyết, UBTVQH cũng đề nghị các vị ĐBQH cho ý kiến vào hai phương án nếu Quốc hội đồng ý ra nghị quyết tại kỳ họp này.

Phương án thứ nhất như Chính phủ trình: Tán thành xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM, theo đó sẽ nghiên cứu lập dự án đầu tư (dự án khả thi) toàn tuyến Hà Nội – Tp.HCM. Đầu tư trước hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh và Tp.HCM -  Nha Trang, bắt đầu từ năm 2014 và đưa vào sử dụng vào năm 2025. Đầu tư đoạn tuyến còn lại và thông toàn tuyến vào năm 2035.

Phương án khác là tán thành xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – Tp.HCM, nhưng lùi thời gian khởi công xây dựng và lựa chọn lộ trình phù hợp. Ngoài hai phương án này, ĐBQH có thể có ý kiến khác.

Đến chiều 15/6, trong tổng số 474 phiếu thu về, có 148 ĐBQH đồng ý ra nghị quyết theo tờ trình của Chính phủ, còn 201 ý kiến chọn theo phương án khác của phiếu xin ý kiến và 13 vị đại biểu có ý kiến khác.

Trước đó, ngày 21/5 và 8/6 Quốc hội đã thảo luận về dự án đường sắt cao tốc với các ý kiến trái chiều. Nhưng nổi lên là những lo ngại về vấn đề tài chính, trong khi rất nhiều dự án khác có tính cấp bách đang cần vốn, rồi nợ quốc gia đang ở mức “mấp mé” an toàn.

Mặc dù Chính phủ đã có báo cáo giải trình bổ sung một số vấn đề liên quan tới dự án này, trong đó khẳng định khả năng trả được nợ và hiệu quả kinh tế nhưng nhiều ĐBQH vẫn chưa bằng lòng vì cho rằng còn nhiều vấn đề Chính phủ chưa làm rõ.

Cùng với việc lấy ý kiến ĐBQH, Quốc hội cũng đã gửi dự thảo Nghị quyết đến tay ĐB.

Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ rà soát quy hoạch hạ tầng giao thông tổng thể trong cả nước bao gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không phù hợp yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông Bắc – Nam, đặc biệt, nhấn mạnh đến tính khả thi của dự án.

PV

Đọc thêm