Chống rửa tiền qua bất động sản

Bộ Xây dựng vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/ 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS).

Bộ Xây dựng vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/ 2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS).

bgdfx
Giao dịch từ 200 triệu đồng phải báo cáo

Các tổ chức báo cáo (gồm các sàn giao dịch BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quản lý BĐS) phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền nhằm phát hiện và hạn chế các tổ chức, cá nhân thông qua tổ chức báo cáo để thực hiện các hành vi rửa tiền.

Báo cáo cơ quan có thẩm quyền

Theo Dự thảo, khách hàng thực hiện giao dịch BĐS bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200 trăm triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, tổ chức báo cáo phải thực hiện báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, các trường hợp thực hiện báo cáo được thực hiện với khách hàng thực hiện số lượng giao dịch BĐS từ 2 giao dịch trở lên trong 1 ngày; khách hàng mua, bán từ 2 BĐS trở lên trong một lần (kể cả khách hàng mua và bán BĐS) và trong trường hợp Tổ chức báo cáo xem xét hồ sơ về BĐS, hồ sơ về dự án BĐS, hồ sơ về khách hàng thấy có nghi ngờ về tính trung thực của hồ sơ.

Sàng lọc phát hiện giao dịch đáng ngờ

Dự thảo này cũng quy định, tổ chức báo cáo cần kiểm tra kỹ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giao dịch BĐS có dấu hiệu đáng ngờ và có giá trị lớn (nguồn gốc tạo lập BĐS, số lần thay đổi chủ sở hữu, tình trạng hồ sơ pháp lý ....), đồng thời rà soát, sàng lọc các giao dịch có giá trị lớn để phát hiện các giao dịch đáng ngờ.

Khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, tổ chức báo cáo phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS - Bộ Xây dựng, theo dõi diễn biến giao dịch đã báo cáo, cập nhật thông tin mới phát sinh có liên quan.

Báo cáo này phải thực hiện trong vòng 48 giờ đối với giao dịch đáng ngờ kể từ thời điểm phát hiện dấu hiệu đáng ngờ. Trường hợp phát hiện giao dịch có liên quan tới hoạt động tội phạm, tổ chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện. Một trong những biện pháp tạm thời có thể áp dụng là không thực hiện giao dịch.

Tài liệu, hồ sơ liên quan đến các giao dịch được báo cáo theo Thông tư này là tài liệu thuộc độ “Mật”, tổ chức báo cáo chỉ được cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tài liệu, hồ sơ theo chế độ quản lý tài liệu mật...

Từ lâu, thị trường BĐS bị “điều tiếng” là nơi giữ của cho nhiều người, là nơi hợp thức hóa tài sản. Các giải pháp phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh BĐS mà Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo dẫu còn nhiều điều phải bàn song đây là một tín hiệu vui cho một thị trường BĐS minh bạch trong tương lai...

Một số dấu hiệu giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực BĐS:

- Không thể xác định được khách hàng theo thông tin khách hàng cung cấp hoặc một giao dịch liên quan đến một bên không xác định được danh tính;

- Hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về BĐS có dấu hiệu giả mạo

- Các giao dịch BĐS là giao dịch ủy quyền nhưng không có cơ sở pháp lý;

- Khách hàng tỏ ra không quan tâm đến giá cả BĐS, phí giao dịch phải trả;

-Giá cả thỏa thuận giữa các bên giao dịch không phù hợp giá cả thị trường;

 H.Thủy