Tại hội thảo Hội thảo chuyên đề "Điều 5.3 Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới". Hội thảo do liên minh kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA), Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe Canada (HealthBridge Canada) phối hợp tổ chức. TS.Mary Assunta, cố vấn Chính sách cao cấp của Liên minh kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) cho biết: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 15 triệu người hút thuốc lá, 33 triệu người bị phơi nhiễm khói thuốc lá. Tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá là hơn 47%. Mức tiêu dùng thuốc lá đầu người luôn ở mức cao, thống kê mới nhất là khoảng 1.000 điếu/người. Năm 2012, số tiền người tiêu dùng mua thuốc lá là khoảng 22 nghìn tỷ đồng, ngân sách đóng góp từ ngành thuốc lá là khoảng 17 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, ước tính người hút thuốc lá phải bỏ khoảng 23 nghìn tỷ đồng để chi trả cho chi phí điều trị năm bệnh liên quan tới thuốc lá hằng năm.
Bên cạnh thông tin về thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam, TS Mary Assunta cũng đã trình bày chiến lược, chiến thuật về việc bảo vệ chính sách y tế công cộng về kiểm soát thuốc lá khỏi những ảnh hưởng tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá thông qua việc hướng dẫn thực hiện điều 5.3, công ước khung về kiểm soát thuốc lá của tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hội thảo đã đưa ra rất nhiều bằng chứng về vô số chiến lược và thủ đoạn mà ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng để can thiệp vào quá trình xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá. |
Nghị quyết số WHA54.18 của Hội đồng Y tế thế giới về tính minh bạch của quá trình kiểm soát thuốc lá đã trích dẫn những kết quả nghiên cứu của Ủy ban Chuyên gia về Tài liệu của Ngành công nghiệp thuốc lá và khẳng định rằng "đã nhiều năm nay ngành công nghiệp thuốc lá đã có những hoạt động với ý định rõ ràng là phá hoại vai trò của chính phủ các nước và của WHO trong việc thực hiện các chính sách y tế công cộng nhằm ngăn chặn nạn dịch thuốc lá".
Công ước khung của WHO về Kiểm soát thuốc lá khẳng định là các Bên tham gia Công ước "Cần được cảnh báo về bất kỳ nỗ lực nào của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm phá hoại hay làm suy giảm những nỗ lực kiểm soát thuốc lá và sự cần thiết phải hiểu biết tường tận về những hoạt động có tác động tiêu cực đối với những nỗ lực kiểm soát thuốc lá của ngành công nghiệp này".
Ngoài ra, Điều 5.3 của công ước còn quy định "Khi xây dựng và áp dụng các chính sách y tế công cộng liên quan đến kiểm soát thuốc lá, các bên tham gia công ước sẽ hành động để bảo vệ những chính sách đó khỏi những sự tác động tiêu cực do tác động từ lợi ích thương mại và lợi ích riêng của ngành công nghiệp thuốc lá, và tuân theo quy định của luật pháp quốc gia".
TS.Mary Assunta cũng đưa ra rất nhiều bằng chứng về vô số chiến lược và thủ đoạn mà ngành công nghiệp thuốc lá sử dụng để can thiệp vào quá trình xây dựng và triển khai các biện pháp kiểm soát thuốc lá. Bên cạnh đó, các công ty thuốc lá còn đưa ra chiến lược về phát triển thuốc lá dành cho thanh niên với đủ hương vị khác nhau nhằm thu hút, gia tăng đối tượng sử dụng thuốc lá.
Những hoạt động quan trọng được đề xuất thực hiện để giải quyết sự can thiệp vào các chính sách y tế công cộng của ngành công nghiệp thuốc lá:
1. Nâng cao nhận thức về bản chất gây nghiện và độc hại của các sản phẩm thuốc lá và về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công ước.
2. Xây dựng các biện pháp hạn chế tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá và bảo đảm sự minh bạch của những tương tác xảy ra.
3. Không chấp nhận quan hệ đối tác và những thoả thuận kiểu tự nguyện không bắt buộc thi hành với ngành công nghiệp thuốc lá.
4. Tránh các xung đột về quyền lợi cho quan chức và các nhân viên Chính phủ.
5. Yêu cầu những thông tin do ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp phải minh bạch, chính xác.
6. Phi bình thường hoá, và trong chừng mực có thể, quy định những hoạt động mà ngành công nghiệp thuốc lá mô tả là có “trách nhiệm xã hội”, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn với những hoạt động được mô tả là “Hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
7. Không đối xử ưu đãi với ngành công nghiệp thuốc lá.
8. Đối xử với ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu như đối với các ngành công nghiệp thuốc lá khác.
1. Nâng cao nhận thức về bản chất gây nghiện và độc hại của các sản phẩm thuốc lá và về sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào chính sách kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công ước.
2. Xây dựng các biện pháp hạn chế tương tác với ngành công nghiệp thuốc lá và bảo đảm sự minh bạch của những tương tác xảy ra.
3. Không chấp nhận quan hệ đối tác và những thoả thuận kiểu tự nguyện không bắt buộc thi hành với ngành công nghiệp thuốc lá.
4. Tránh các xung đột về quyền lợi cho quan chức và các nhân viên Chính phủ.
5. Yêu cầu những thông tin do ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp phải minh bạch, chính xác.
6. Phi bình thường hoá, và trong chừng mực có thể, quy định những hoạt động mà ngành công nghiệp thuốc lá mô tả là có “trách nhiệm xã hội”, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn với những hoạt động được mô tả là “Hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
7. Không đối xử ưu đãi với ngành công nghiệp thuốc lá.
8. Đối xử với ngành công nghiệp thuốc lá do nhà nước sở hữu như đối với các ngành công nghiệp thuốc lá khác.