“Cú hích” tín dụng chính sách nơi đất võ Bình Định

(PLO) - Những đồng vốn chính sách được cán bộ tín dụng NHCSXH Chi nhánh tỉnh Bình Định chuyển tải đến hộ nghèo, gia đình chính sách đã là động lực, là “cú hích” quan trọng để họ vươn lên thoát nghèo bền vững, từ đó có thể làm giàu chính đáng. 
Một phiên giao dịch của NHCSXH huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tại điểm giao dịch xã Hoài Xuân
Một phiên giao dịch của NHCSXH huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tại điểm giao dịch xã Hoài Xuân

Từ vùng miền núi khô hạn đến vùng biển nắng gió, đâu đâu chúng tôi cũng gặp những con người cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. Chúng tôi cũng đã chứng kiến những cán bộ chính sách không quản đường sá, thời tiết đã chuyển tải đồng vốn tín dụng ưu đãi đến tận tay hộ nghèo, để rồi đồng vốn sinh lời, giúp hộ chính sách vượt lên chính mình, tạo thêm nhiều hàng hóa cho địa phương, góp phần đảm bảo an sinh, giữ gìn anh ninh, ổn định chính trị trên địa bàn.

Gia đình chị Võ Thị Phú ở thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn vay 50 triệu chương trình cho vay giải quyết việc làm để đầu tư máy dệt chiếu, thu hút 10 lao động địa phương.
Gia đình chị Võ Thị Phú ở thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn vay 50 triệu chương trình cho vay giải quyết việc làm để đầu tư máy dệt chiếu, thu hút 10 lao động địa phương.

Đến nay, tổng dư nợ các chương trình cho vay của NHCSXH tỉnh Bình Định đạt hơn 2.806 tỷ đồng với hơn 91 nghìn hộ còn dư nợ. Vốn tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện cho hơn 19 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập; giải quyết việc làm cho hơn 1.430 lao động có thêm việc làm; giúp khoảng 8.000 hộ gia đình có nước sạch sinh hoạt và cải thiện công trình vệ sinh phù hợp; hơn 3.400 học sinh, sinh viên có điều kiện học tập; hơn 350 hộ vay vốn trồng rừng theo dự án WB3; hàng ngàn hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, thương nhân vùng khó khăn có vốn sản xuất, kinh doanh cải thiện cuộc sống, đời sống gia đình từng bước bớt khó khăn. 

Anh Lê Xuân Diễn ở thôn Bình Đê, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn được vay 150 triệu đồng đầu tư mở xưởng cơ khí sản xuất xe kéo phục vụ nông nghiệp, bàn ghế..., tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động. Năm 2013, gia đình anh khởi nghiệp từ nguồn vốn vay 80 triệu đồng. Với ý chí và sự thành công trong sản xuất, cơ sở nhà anh luôn phát triển tốt, được đánh giá là gia đình sử dụng vốn vay hiệu quả.
Anh Lê Xuân Diễn ở thôn Bình Đê, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn được vay 150 triệu đồng đầu tư mở xưởng cơ khí sản xuất xe kéo phục vụ nông nghiệp, bàn ghế..., tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động. Năm 2013, gia đình anh khởi nghiệp từ nguồn vốn vay 80 triệu đồng. Với ý chí và sự thành công trong sản xuất, cơ sở nhà anh luôn phát triển tốt, được đánh giá là gia đình sử dụng vốn vay hiệu quả.
Gia đình anh Giang H, dân tộc Ba Na ở làng 5, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh vay vốn chương trình hộ cận nghèo đầu tư trồng keo, nuôi bò sinh sản, cuộc sống gia đình từng bước khấm khá hơn
Gia đình anh Giang H, dân tộc Ba Na ở làng 5, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh vay vốn chương trình hộ cận nghèo đầu tư trồng keo, nuôi bò sinh sản, cuộc sống gia đình từng bước khấm khá hơn
Gia đình anh Đinh Khéo, dân tộc Ba Na ở làng 3, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh vay chương trình hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đầu tư nuôi bò sinh sản, trồng điều, làm màu. Sau 4 năm đã có đàn bò 5 con, vườn màu mỗi năm cho thu hoạch trị giá hàng chục triệu... gia đình có thể thoát nghèo bền vững
Gia đình anh Đinh Khéo, dân tộc Ba Na ở làng 3, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh vay chương trình hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đầu tư nuôi bò sinh sản, trồng điều, làm màu. Sau 4 năm đã có đàn bò 5 con, vườn màu mỗi năm cho thu hoạch trị giá hàng chục triệu... gia đình có thể thoát nghèo bền vững

Đọc thêm