Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú về sau. Phát hiện này có thể mở đường cho các nghiên cứu di truyền về mối liên quan giữa tuổi dậy thì và khả năng phát triển một loạt các bệnh về sau.
Tiến sĩ John Perry, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Y học, Khoa Dịch tễ học tại Cambridge (Anh), cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy, trong gia đình, một phụ huynh có thể ảnh hưởng sâu sắc hơn đến tuổi dậy của con gái của họ hơn người kia.
Chúng tôi biết rằng một số loại gen kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển thai nhi, nhưng nó cũng có thể kiểm soát tốc độ dậy thì và cuộc sống sau này, bao gồm cả nguy cơ bệnh tật”.
Nghiên cứu khảo sát hơn 180.000 phụ nữ và DNA của họ để tìm ra các biến thể di truyền xác định tuổi trưởng thành của bé gái. Cả hai loại gen lặn mà các bé gái được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ sẽ xác định tuổi dậy thì của các em.
Tiến sĩ Anna Murray, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Y Exeter, nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng có hàng trăm gen liên quan đến thời gian dậy thì, trong đó có 29 gen tham gia vào việc sản xuất và kích thích hoạt động của các loại hoóc-môn. Điều này đã nâng cao nhận thức của chúng ta về quá trình sinh học ở nữ và cả nam giới”.
Ngày nay, các em thường có xu hướng dậy thì sớm, thậm chí, dậy thì từ 8 tuổi. Tuy rằng, nghiên cứu trên về gen đã cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng về thời gian dậy thì của các em nhưng các yếu tố môi trường, chỉ số khối cơ thể (BMI) thời thơ ấu và tập thể dục cũng có liên quan rất lớn đến tuổi dậy thì.
Tiến sĩ Joanne Murabito, Phó giáo sư y khoa Đại học Y tại Boston, cho biết: “Có kinh nguyệt sớm ảnh hưởng tới sự phát triển của các điều kiện sức khỏe sau này trong cuộc sống của người phụ nữ như tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư vú. Bằng cách nghiên cứu các yếu tố di truyền, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về thời gian dậy thì ở các bé gái có liên quan như thế nào đến tình trạng sức khỏe sau này của các em”.