Dự án tu bổ di tích lớn phải được Thủ tướng phê chuẩn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11 tới.

[links()]Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2012/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11. 

Nhà tù côn đảo, một di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Nhà tù côn đảo, một di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt
Đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp về không gian kiến trúc
Nghị định 70 đã đề ra một loạt các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Theo đó, quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải được lập, phê duyệt với định hướng lâu dài từ 10 năm đến 20 năm để làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, khai thác, phát huy giá trị di tích.
Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải phân thành định kỳ 5 năm kể từ năm 2010 để đánh gia lại, xem xét điều chỉnh (nếu cần thiết) nhằm phù hợp với thực tiễn bảo vệ di tích, với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác đã được phê duyệt còn hiệu lực hoặc đã thực hiện.
Đặc biệt, quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế- kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải xuất phát từ nhiệm vụ giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích để phát huy giá trị; đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, môi trường cảnh quan trong khu vực quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế- kỹ thuật.
Phải công khai dự án tu bổ di tích
Theo Nghị định, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chịu trách nhiệm lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện hành nghề lập dự án tu bổ di tích trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, dự án tu bổ di tích phải trải qua 6 bước (quá trình lập, thẩm định, phê duyệt), đó là: xin chủ trương lập dự án tu bổ di tích; khảo sát, thu thập tài liệu về di tích và những vấn đề liên quan đến di tích; lập dự án tu bổ di tích; lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân về dự án tu bổ di tích; thẩm định và phê duyệt dự án tu bổ di tích; công bố công khai dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt tại địa phương có di tích.
Dự án tu bổ di tích và báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích sau khi đã được phê duyệt và triển khai thực hiện chỉ được điều chỉnh khi có một trong 5 trường hợp sau: có quy định mới của pháp luật về xây dựng, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan; có sự bổ sung phát hiện mới về di tích; có sự điều chỉnh lớn về quy hoạch di tích và phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; có sự xuất hiện yếu tố tác động mới của môi trường có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây nguy cơ hủy hoại di tích; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Về thẩm quyền phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích, Nghị định quy định cụ thể như sau: đối với dự án tu bổ di tích có mức đầu tư lớn phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng Bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt chủ trương lập dự án tu bổ di tích, dự án tu bổ di tích và có trách nhiệm tổ chức lập dự án tu bổ di tích thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ di tích, thẩm định dự án tu bổ di tích quốc gia đặc biệt, dự án tu bổ di tích quốc gia. Giám đốc Sở VH-TT&DL thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ di tích, thẩm định dự án tu bổ di tích cấp tỉnh.
Đông Quang